Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra, sự bành trướng của loài người đang đẩy các loài động vật có vú như hươu, hổ và gấu,... vốn hoạt động chủ yếu vào ban ngày nay phải đi kiếm ăn vào ban đêm.
Sự hiện diện của con người khiến các loài động vật sợ hãi và phải chạy trốn. Hoạt động của loài người hiện chiếm tới 75% diện tích đất cả hành tinh. Do đó việc trốn tránh của các loài động cũng vì thế thêm phần khó khăn hơn.
Không thể xuất hiện vào ban ngày vì phải chạy trốn buộc một số loài động vật có vú phải thay đổi thói quen kiếm ăn ban ngày đã có từ hàng ngàn năm trước và chuyển sang đi kiếm ăn vào ban đêm.
Mặc dù nhiều người sẽ coi đây là một sự thay đổi thuận lợi vì họ có thể tránh được động vật ăn thịt vào ban ngày. Tuy nhiên rõ ràng việc thay đổi lối sống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản và quần thể các loài động vật.
Hoạt động của con người khiến các loài động vật sợ hãi và phải thay đổi thói quen sống
Theo báo Anh Independent, nhóm nghiên cứu của Kaitlyn Gaynor và các cộng sự tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) đã phân tích gần 80 nghiên cứu được tổng hợp từ 6 lục địa. Họ theo dõi hoạt động và lối sống của các loài động vật có vú bằng cách sử dụng GPS và camera.
Dựa trên dữ liệu thu thập được, họ tiến hành đánh giá hành vi ban đêm của một số loài động vật khi có sự xuất hiện của con người gần đó. Những tác động của con người có nhiều kiểu ví dụ như đi bộ hay săn bắn trái phép, hoạt động nông nghiệp hay xây dựng đường bộ.
Trong số các kết quả thu thập được, họ phát hiện thấy hải ly hay sư tử đều gia tăng hoạt động về đêm khi con người ở gần nơi sinh sống của chúng.
Các nhà khoa học cảnh báo, hoạt động của con người đang tác động tới quần thể động vật hoang dã. Tuy một số hoạt động có thể không làm suy giảm số lượng loài nhưng về lâu dài, sự hiện diện của con người sẽ ảnh hưởng tới tiến hóa và sinh sản của muôn loài.
Tiến sĩ Ana Benitez- Lopez, một nhà sinh thái học tại Đại học Radboud Nijmegen khẳng định, những loài động vật có thói quen kiếm ăn và hoạt động vào ban ngày không phải lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động về đêm.
Chúng sẽ phải học cách điều chỉnh đồng hồ sinh học để kiếm ăn, giao phối,…vào ban đêm. Và đôi khi cái gì không thuộc về bản năng và sở thích sẽ khó có thể thể làm được tốt nhất.
Khi lối sống và thói quen thay đổi, những con vật không thể thích nghi kịp có nguy cơ bị chết đói hay thậm chí khó tìm được bạn tình để giao phối và sinh sản. Đó là chưa kể, nỗi sợ hãi của nhiều loài động vật trước con người khiến chúng trở nên thận trọng và ít có thời gian kiếm thức ăn hơn.
Thay đổi thói quen hoạt động có thể tạo nên những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái
Việc thay đổi lối sống khiến chuỗi thức ăn và hệ sinh thái dễ dàng bị đảo lộn không theo một trật tự. Ví dụ nếu hổ buộc phải kiếm ăn vào ban đêm, chúng sẽ không thể "kiểm soát" những con mồi quen thuộc vào ban ngày.
Khi hệ sinh thái không có mối ràng buộc và kiểm soát giữa các loài, lẽ dĩ nhiên sẽ dẫn tới tình trạng bùng nổ số lượng của một loài không bị thiên địch tiêu diệt. Lúc đó mọi thứ sẽ rất khó kiểm soát.
Nghiên cứu có tác động sâu rộng trên quy mô toàn cầu và không chỉ bó buộc đối với bất kỳ một loài động vật có vú nào.
Nếu các loài động vật không có mối quan hệ ràng buộc trong chuỗi thức ăn, hệ sinh thái sẽ trở nên rất hỗn loạn
Chúng ta đang lấn chiếm ngày càng nhiều môi trường sống tự nhiên và không chừa không gian sinh sống cho các loài động vật có vú".
Có lẽ đã đến lúc, con người phải tự nhận thức được hành vi của chính mình với thiên nhiê, đồng thời có những biện pháp làm hài hòa lợi ích giữa sự phát triển của nhân loại và không gian sống của các loài động vật khác trên hành tinh.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Science.AR mới đây.