Việt Nam nổi tiếng có hệ sinh thái phong phú với nhiều loài chim quý hiếm. Đặc biệt, một số loài được biết đến với tên gọi rất độc đáo.
Loài chim có tên gọi "Khát nước"
Trong đó, phải kể đến loài chim có tên gọi rất lạ và ít được biết đến là chim khát nước. Theo sách đỏ IUCN các loài bị đe dọa, khát nước (danh pháp khoa học: Clamator coromandus) là một loài chim trong họ Cuculidae.
Loài này lần đầu tiên được Linnaeus đặt tên kép vào năm 1766. Mô tả của ông về cái mà ông gọi là Cuculus coromandus dựa trên ghi chú của Brisson, người đã mô tả loài chim này là "Le coucou hupрé de Coromandel" được thu thập trên bờ biển Coromandel của Ấn Độ. Buffon nhận thấy mối quan hệ gần gũi với chim cu Jacobin và gọi nó là "le Jacobin huppé de Coromande". Loài này sau đó được đặt dưới tên chi Coccystes, Oxylophus trước khi được đặt trong Clamator.
Khi trưởng thành, cả con trống lẫn con mái đều đạt kích thước trung bình từ 42 – 46cm (Cả lông đuôi), chiều dài sải cánh từ 15 – 17cm và nặng từ 100 – 120g. Chiều dài lông đuôi của chúng khá ấn tượng, có thể đạt kích thước từ 20 – 23cm, chân khá lùn chỉ từ 2 – 3cm và mỏ đen nhọn dài khoảng 2 – 3cm.
Khát nước được tìm thấy ở Đông Nam Á và một phần của Nam Á. Chúng sinh sản dọc theo dãy Himalaya và di cư về phía nam vào mùa đông đến Sri Lanka, nam Ấn Độ và vùng nhiệt đới Đông Nam Á bao gồm các vùng của Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Tại Việt Nam chim khát nước phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành thuộc Bắc, Trung bộ và các tỉnh thuộc khu vực núi cao. Môi trường sống yêu thích của loài chim này là các khu vực rừng núi, đồng bằng, nơi có nhiều bụi rậm, sông suối.
Còn theo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, chim khát nước có mặt lưng nâu, các lông cánh viền hung rộng. Mặt bụng trắng. Mắt nâu đỏ nhạt. Mỏ đen, gốc mỏ dưới hơi phớt vàng nhạt, mép mỏ hồng. Chân xám chì hay nâu xám.
Thông tin từ Bird Watching Vietnam, chim khát nước phía sau có màu đen, gáy trắng, màu lông dài dễ nhận biết, cánh màu hung nâu, khi nhìn thoáng qua dễ nhầm với bìm bịp. Tiếng kêu chúng thường là hai tiếng huýt 'bi-i bi-i…bi-i bi-i' kéo dài một cách đơn điệu khoảng nửa giây một và tuần hoàn lại sau ít giây.
Thức ăn của chim khát nước chủ yếu là các loại côn trùng nhỏ như cào cào, châu chấu, bướm, sâu, nhện, sâu kiến, nhộng, trứng kiến, dế, ong, ruồi, giun đất… Ngoài ra, chúng còn ăn thêm các loại trái cây chín như sung, xoài, chuối, thanh long…
Loài chim có tập tính kỳ lạ
Loài chim này khá nhút nhát, chúng thường xuyên tìm cách lẩn trốn nhanh chóng khi cảm thấy nguy hiểm hoặc xuất hiện những tiếng động lạ. Chim khát nước sinh sống đơn độc, chúng chỉ thực hiện quá trình ghép đôi khi đến mùa sinh sản.
Mùa sinh sản của khát nước thường diễn ra vào đầu mùa hè, khi nhiệt độ môi trường cao, giúp trứng của chúng nở nhanh hơn. Khi đến mùa sinh sản, con đực sẽ hót và nhảy múa trong thời gian dài, nhằm thu hút con mái tới để cùng ghép đôi và sinh sản.
Giống như loài chim tu hú, chim khát nước cũng không làm tổ mà đẻ trứng ký sinh của mình vào tổ các loài chim khác. Chúng đẻ trứng ký sinh vào tổ của các loài chim khướu là chủ yếu, bao gồm khướu cổ nhỏ (Garrulax monileger) chiếm đến 45% số trường hợp ghi nhận. Ngoài ra, nhiều loài khác như Ác là thông thường, fork-tailed drongo, Ác là phương Đông, Chích chòe nước trán trắng, Hoét lam (Blue whistling thrush), Sáo đất đầu cam (Orange-headed thrush), Hoét ngực đen (Black-breasted thrush), Khướu bụi đầu trắng (Turdoides leucocephala), Họa mi đất má trắng (Rusty-cheeked scimitar babbler) và Bách thanh đuôi dài (Schachwürger) cũng là vật chủ của chúng.
Trứng có màu xanh nhạt và thường không có độ bóng, thường có nhiều hơn một quả trong một tổ. Kích thước trứng dao động từ 25.4 đến 29.9 mm chiều dài và từ 20.3 đến 24.4 mm chiều rộng. Chim non chưa được mô tả chi tiết và dữ liệu về chúng vẫn còn hạn chế.
Hiện tại, loài chim khát nước không đối mặt với tình trạng đe dọa toàn cầu và được xếp loại là "Ít quan tâm nhất" theo BirdLife International.
Tổng hợp