Loại cá kỳ dị nhất hành tinh được nhiều ngư dân săn bắt ở biển Thanh Hóa

Trần Nghị |

Được coi là một trong 6 loài cá dị nhất hành tinh khi vừa có mang, có phổi và vừa biết lặn, chạy trên mặt nước, chạy trên cạn, lại vừa biết leo cây, cá còi mà những ngư dân ở Hậu Lộc, Thanh Hóa bắt hàng ngày.

Loại cá kỳ dị nhất hành tinh được nhiều ngư dân săn bắt ở biển Thanh Hóa - Ảnh 1.

Khi thủy triều rút, những vùng đất ven biển lộ ra cũng là lúc hàng chục người phụ nữ ở vùng cửa biển Hậu Lộc (Thanh Hóa) mang giỏ đi bắt cá còi, ẩn sâu dưới lớp bùn loãng.

Từ giữa tháng Giêng (Âm lịch) đến giữa tháng 3, những người phụ nữ ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại cùng nhau bước vào vụ bắt cá còi dưới bùn ngoài bãi đất bồi sát bờ biển hay trong những cánh rừng sú, vẹt.

Theo chân những người phụ nữ ở xã Đa Lộc lội bùn hơn 1km ra khu vực bãi bồi giáp biển ở xã Hưng Lộc, chúng tôi bắt gặp hàng chục người phụ nữ độ tuổi từ 40-60 đang hì hục lội bùn tìm những lỗ nhỏ móc thành hố sâu khoảng 30-40cm để bắt cá còi.

Loại cá kỳ dị nhất hành tinh được nhiều ngư dân săn bắt ở biển Thanh Hóa - Ảnh 2.

Hàng chục người phụ nữ ở Đa Lộc mang giỏ đi bắt cá còi.

Loại cá kỳ dị nhất hành tinh được nhiều ngư dân săn bắt ở biển Thanh Hóa - Ảnh 3.

Việc bắt cá còi rất khó nhọc, nhưng những bàn tay vẫn nhoay nhoáy bốc bùn lên để bắt cá hết hốc này đến hốc khác không ngừng.



Chị Vũ Thị Lan (trú ở thôn Trung Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc) cho biết: “Nghề này vất vả nặng nhọc lắm, cơ cực lắm, khi mới bắt đầu đi thì mỏi rời chân tay, nhưng dần dần nó cũng quen đi. Cũng vì mưu sinh nên chúng tôi tranh thủ mùa này kiếm thêm thu nhập về nuôi các con ăn học.

Cứ nước thủy triều rút là chúng tôi lại đi, có đi từ 8h sáng, có hôm thì từ 10h đến 17h chiều, có hôm thủy triều xuống muộn hơn thì 13h mới đi”.

Loại cá kỳ dị nhất hành tinh được nhiều ngư dân săn bắt ở biển Thanh Hóa - Ảnh 4.

Có những chỗ sâu, bùn ngập lên tận đầu gối nhưng vẫn phải lội.


Theo kinh nghiệm dân gian, mỗi lần đi bắt cá còi còn tùy theo con nước. Cũng theo người dân địa phương việc bắt cá còi tại địa phương mới rộ lên khoảng 10-15 năm nay.

Còn theo chị Lê Thị Phương, việc đi bắt cá còi cũng khá nguy hiểm vì chẳng may dẫm phải mảnh chai, mảnh sành, rồi vỏ hàu, hồ điệp, ngáo cứa đứt chân... nên phải bao tay, bao chân cẩn thận”.

Loại cá kỳ dị nhất hành tinh được nhiều ngư dân săn bắt ở biển Thanh Hóa - Ảnh 5.

Những chiếc giỏ mây hoặc tre được mang đi để đựng cá.


Những người phụ nữ vùng biển Đa Lộc bắt cá còi rất giỏi. Khi bắt được cá thì những người phụ nữ mang bán cho thương lái.

Loại cá kỳ dị nhất hành tinh được nhiều ngư dân săn bắt ở biển Thanh Hóa - Ảnh 6.

Cá còi là loại cá bống trắng kỳ lạ nhất hành tinh.


Cá còi là một đặc sản, theo người dân địa phương giá bán bình quân khoảng 180.000 đến 200.000 đồng/kg. Với giá bán như vậy ngày ít bù ngày nhiều, mỗi người có thu nhập bình quân từ 250.000-300.000 ngày, có người bắt giỏi thì thu nhập cao hơn.

Loại cá kỳ dị nhất hành tinh được nhiều ngư dân săn bắt ở biển Thanh Hóa - Ảnh 7.

Thủy triều lên cũng lúc những người phụ nữ mưu sinh bằng nghề bắt cá còi lại trở về với gia đình


Cũng theo lý giải của người dân địa phương tên gọi cá còi xuất phát từ việc những con cá nhỏ như ngón tay có chiều dài khoảng từ 10-15cm và nhỏ còi nên được mọi người gọi là cá còi, chúng thường nằm sâu dưới những lớp bùn, khi thủy triều rút thì cá ngoi lên mặt bùn kiếm ăn nhưng hễ nghe tiếng động thì lại chui ngay vào lỗ.

Cá còi hay còn gọi là cá thòi lòi là loại cá bống trắng được coi là một trong 6 loài cá dị nhất hành tinh khi vừa có mang, có phổi và vừa biết lặn, chạy trên mặt nước, chạy trên cạn, lại vừa biết leo cây.

Chúng sống chủ yếu ở vùng hạ lưu sông và vùng cửa sông giao nhau với biển (nước lợ) nhiệt đới. Những khu vực có nhiều loài cá này là Ấn Độ, Australia, Đông Nam Á…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại