Loài bò sát biển cổ đại có thể nuốt chửng con mồi dài tới 4 mét

Đức Khương |

Loài bò sát biển cổ đại này có xác động vật dài 4 mét trong dạ dày, nhưng dường như cổ của nó đã bị thương trong bữa ăn và chết ngay sau đó.

Một loài bò sát cổ đại dài 4 mét đã được tìm thấy trong dạ dày của một loài bò sát biển khác lớn hơn và sống cách đây khoảng 240 triệu năm. Các nhà khoa học cho biết, hóa thạch được phát hiện ở tây nam Trung Quốc có thể là bằng chứng đầu tiên về quá trình "megapredation" - một loài động vật lớn săn mồi và ăn thịt một loài động vật lớn khác. Ryosuke Motani đến từ Đại học California, Davis cho biết: "Đây là vụ megapredation lớn nhất từ ​​trước đến nay".

Trong một vùng biển nông, ấm áp cách đây khoảng 240 triệu năm ở khu vực ngày nay là tây nam Trung Quốc, loài bò sát biển Ichthyosaurs tương tự như cá heo và phát triển mạnh khoảng 250 đến 90 triệu năm trước đã tấn công và nuốt chửng một loài bò sát biển giống thằn lằn có kích thước gần như tương tự trong một cuộc chạm trán dã man khiến cả hai con thú chết.

Loài bò sát biển cổ đại có thể nuốt chửng con mồi dài tới 4 mét - Ảnh 1.

Vào năm 2010, một nhóm nghiên cứu bao gồm Motani đã phát hiện ra một hóa thạch ichthyosaur khổng lồ trong một mỏ đá ở tây nam Trung Quốc, được xác định là thuộc chi Guizhou Ichthyosaur.

Mặc dù từ hình dạng hóa thạch răng của chúng cho thấy loài động vật này có thể đã từng đứng đầu trong chuỗi thức ăn ở môi trường sống của chúng, nhưng cho tới nay, có rất ít bằng chứng trực tiếp cho thấy con mồi của chúng cụ thể là những loài nào. Mẫu vật hóa thạch này lần đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Quý Châu vào năm 2010 nhưng các nhà khoa học đã phải mất gần một thập kỷ để khai quật hóa thạch và nhận thấy "chỗ phình lớn" ở bụng của nó.

Tiến sĩ Ryosuke Motani, giáo sư khoa học Trái Đất và hành tinh tại Đại học California, Hoa Kỳ, và là một trong những tác giả của bài báo cho biết: "Chúng tôi luôn dựa trên hình dạng răng và thiết kế hàm răng của những kẻ săn mồi để phỏng đoán xem con mồi của chúng là những loài nào, nhưng bây giờ chúng tôi đã có bằng chứng trực tiếp để có thể giải đáp câu hỏi trên".

Loài bò sát biển cổ đại có thể nuốt chửng con mồi dài tới 4 mét - Ảnh 2.

Nhóm nghiên cứu vẫn đang khai quật khu vực tìm thấy cặp hóa thạch này. Motani nói: “Chúng tôi đã đào ở mỏ đá đó hơn mười năm rồi, và vẫn có những điều mới mẻ vẫn chưa được phát hiện".

Và con mồi đang được đề cập đến trong mẫu hóa thạch này là loài Thalattosaur - một loài bò sát biển có hình thằn lằn dài gần bằng Ichthyosaur nhưng chúng sở hữu thân hình thuôn và mảnh hơn nhiều. Phần còn lại của Thalattosaur trong dạ dày Ichthyosaur cho thấy rất ít bằng chứng về việc bị ăn mòn bởi dịch tiêu hóa, bởi vậy các nhà khoa học đã suy đoán rằng con Ichthyosaur này đã chết ngay sau khi ăn bữa ăn cuối cùng của mình, có thể nó đã chết vì nghẹn.

Các chi của Thalattosaur được tìm thấy vẫn đang trong tình trạng gắn vào một phần vào cơ thể của nó, trong khi một chiếc đuôi bị cắt rời được tìm thấy ở gần đó, điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng con vật xấu số đã bị xé toạc và bỏ lại chiếc đuôi.

Thông qua phân tích hóa thạch cho thấy cơ thể và đầu của Ichthyosaur bị tách rời khỏi nhau, nó có thể đã chết vì gãy cổ. Các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ trong cuộc tấn công ban đầu, Ichthyosaur bị thương ở cổ. Trong quá trình lắc và nuốt chửng con mồi, vết thương này có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Cổ của nó đã bị gãy đến mức không thể nâng đỡ hộp sọ, khiến nó không thể thở được.

Loài bò sát biển cổ đại có thể nuốt chửng con mồi dài tới 4 mét - Ảnh 3.

Vì chất chứa trong dạ dày hiếm khi được tìm thấy trong các mẫu hóa thạch sinh vật biển, các nhà nghiên cứu đã dựa vào hình dạng răng và hàm để tìm hiểu những gì mà các loài tiền sử có thể đã ăn.

Trong khi những kẻ săn mồi thời tiền sử thường được cho là có hàm răng lớn với những cạnh cắt sắc bén, một số loài săn mồi hiện đại như cá sấu lại sử dụng hàm răng cùn để tiêu thụ những con mồi lớn bằng lực nắm thay vì cắt. 

Ichthyosaurs lại có chung những đặc điểm này, nhưng không có bằng chứng trực tiếp về việc tiêu thụ con mồi lớn ở những loài bò sát biển thời tiền sử được khám phá trước đó, bởi vậy trước đây các nhà khoa học tin rằng chúng ăn những con mồi nhỏ như cephalopods - động vật chân đầu.

Tuy nhiên, phát hiện về loài Thalattosaur khổng lồ trong dạ dày của Ichthyosaur do Motani, Da-Yong Jiang, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bắc Kinh ở Trung Quốc, và nhóm của họ tìm thấy đã khiến cho giới cổ sinh vật học phải ngỡ ngàng và có một cái nhìn hoàn toàn khác.

Tiến sĩ Motani cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có một hóa thạch tồn tại các khớp nối thực sự chắc chắn trong dạ dày của một loài bò sát biển". "Trước đây, chúng tôi đoán rằng Ichthyosaur có thể ăn những động vật lớn như Thalattosaur, nhưng không chắc chắn rằng liệu chỉ ăn xác chết của loài này hay là săn đuổi và nuốt trọn cả con, nhưng mẫu hóa thạch này lại cho thấy rằng megapredation có lẽ phổ biến hơn so với những suy nghĩ trước đây".

Loài bò sát biển cổ đại có thể nuốt chửng con mồi dài tới 4 mét - Ảnh 5.

Guizhouichthyosaurus là một chi tuyệt chủng của Ichthyizard tồn tại trong giai đoạn Carnian của Trias muộn ở phía tây nam Trung Quốc. Chi này chỉ có một loài duy nhất là Gu Fuzhouichthyosaurus tangae. 

Còn Thalattizardia là một loài bò sát biển thời tiền sử sống ở giữa thời kỳ Trias muộn. Thalattizards có kích thước, hình dạng đa dạng, và được chia thành hai loại là Askeptizardoidea và Thalattizardoidea.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại