Họ dự đoán sau khi con vật chết, bằng cách nào đó thân xác của nó đã trôi ra biển và chìm xuống đáy. Trong nhiều tháng hoặc có thể hàng năm trời, cái xác bị đục khoét bởi rất nhiều các sinh vật biển rồi mới thành hóa thạch. Dấu vết xương để lại cho thấy có sự gặm nhấm của cá mập, cá nhỏ, những lỗ nhỏ do các con giun biển gây ra.
Nhà cổ sinh vật học Cristiano Dal Sasso đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Milan cho biết: "Đây là một phát hiện thực sự rất độc đáo", ông là người dẫn đầu cuộc nghiên cứu được bố trên tạp chí PeerJ.
Thông thường xác khủng long chết sẽ được "dọn dẹp" bởi các sinh vật trên cạn, hoặc đôi khi là côn trùng. Tuy nhiên những mảnh xương của Saltriovenator để lại cho thấy đã có ít nhất ba loài sinh vật biển làm điều đó.
Saltriovenator sống cách đây 200 triệu năm ở đầu kỷ Jura
Saltriovenator, kết hợp đặc điểm của khủng long ăn thịt nguyên thủy với những loài hiện đại hơn. Báo hiệu sự trỗi dậy cũng những con khủng long săn mồi còn lớn hơn nữa trong kỷ Jura và Phấn Trắng sau này.
Cái tên của loài này, "Saltrio" nghĩa là thành phố nơi khám phá ra ở nước Ý, "venator" tương đương từ "hunter" trong tiếng Anh nghĩa là "kẻ săn mồi". Ý nghĩa cái tên "Saltriovenator" nghĩa là "kẻ đi săn đến từ vùng Saltrio".
Con khủng long đi bằng hai chân, hộp sọ dài hơn 80cm, hàm răng sắc bén và chân trước có 4 ngón, trong đó 3 ngón được trang bị móng vuốt. Con Saltriovenator được khai quật 24 tuổi nên vẫn chưa trưởng thành hoàn toàn.
Sống ở đầu kỷ Jura, đây là loài cổ xưa nhất. Nó xuất hiện trước những con khủng long ăn thịt to lớn 25 triệu năm, đồng thời phát hiện ra loài này cũng làm sáng tỏ bàn tay có ba ngón của loài chim.
So sánh kích thước với một con người
Dal Sasso cho rằng loài chim ngày nay tiến hóa từ khủng long cổ xưa, với rất nhiều đặc điểm sinh học chung. "Chúng ta phải nói rõ là những con khủng long không thuộc gia cầm bị tuyệt chủng, vì những con chim (còn tồn tại) cũng chính là những con khủng long" - ông viết trong email.
Các loài khủng long ăn thịt mà bao gồm cả Saltriovenator thuộc nhóm khủng long chân thú (theropod). Người ta tin rằng trong quá trình tiến hóa, chúng đã nhấc hai chi trước lên và biến đổi để bắt con mồi, đây chính là tiền đề tạo nên đôi cánh loài chim sau này.
Có hai giả thuyết chính về sự hình thành đôi cánh của khủng long chân thú. Thứ nhất là đôi cánh được tạo nên từ ba ngón thứ nhất, thứ hai và thứ ba của chi trước. Còn giả thuyết thứ hai là hình thành từ ba ngón thứ hai, thứ ba và thứ tư.
Saltriovenator là mô tả cho giả thuyết thứ nhất, khi ba ngón đầu của chi trước ngày càng phát triển, còn ngón thứ tư dần tiêu biến, từ đó hình thành cánh.
Nhà cổ sinh vật học Cristiano Dal Sasso (bên trái) và các cộng sự
Hans Sues, một nhà nghiên cứu địa chất và cổ sinh vật học ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia viết trong email: "nhiều hóa thạch chỉ ra bằng cách nào mà loài chim lại là tiến hóa từ những con khủng long ăn thịt cỡ nhỏ".
Loài chim được phát hiện lâu đời nhất là Archaeopteryx từ 150 triệu năm trước, có đôi cánh đã phát triển hoàn chỉnh nhưng mặt khác, vẫn khá giống khủng long.
Hóa thạch được phát hiện vào năm 1996 bởi một nhà khai quật nghiệp dư, Angelo Zanella. Cuộc nghiên cứu đã tiến hành hơn 20 năm từ phát hiện một loài mới đó cho đến khi bí ẩn được giải mã hôm nay. "Saltriovenator zanellai" là tên đầy đủ của loài này với "zanellai" để tôn vinh Zanella.