Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu gây ra những lo ngại về kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lại nghĩ rằng họ đã tìm thấy một lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng khách mà không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại.
Ví dụ, đối tác quản lý tài sản Value Partner tại Hồng Kông đang rất nỗ lực đầu tư vào lĩnh vực phát triển giáo dục đang phát triển nhanh của Trung Quốc.
King Lun Au, CEO của Value Partners Group, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy tiềm năng lớn trong lĩnh vực giáo dục."
Lĩnh vực này vẫn phát triển tương đối kém nhưng rất có rất nhiều điều đang thay đổi với tốc độ khá nhanh. Vào tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã thay đổi chính sách của mình để bắt đầu mở rộng lĩnh vực này, cho phép các trường học hoạt động trên cơ sở vì lợi nhuận, Au cho hay.
Ông nói thêm: "Và đó chính là một cơ hội rất lớn."
Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng các chính sách hạn chế quy mô của gia đình, đây là một yếu tố được kì vọng sẽ làm tăng nhu cầu với việc đến trường.
Lĩnh vực giáo dục của quốc gia này dự kiến sẽ tăng lên gần 3 nghìn tỷ NDT (432 tỷ USD) vào năm 2020, từ 1,6 nghìn tỷ NDT vào năm 2015, theo một bản báo cáo năm 2016 của Deloitte.
Hồi tháng 7, Value Partners đã công bố về thỏa thuận với một đối tác Trung Quốc để thành lập quỹ, trong đó sẽ đầu tư chủ yếu vào đại học hệ tư nhân và và giáo dục dạy nghề. Theo thông báo này, quỹ được nhắm mục tiêu tài sản dưới sự quản lý số tiền 5 tỷ NDT (720 triệu USD).
Au nhấn mạnh rằng 6 công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục của Trung Quốc chỉ chiếm 6% tổng thị trường, điều đó cho thấy rằng có rất nhiều cơ hội để phát triển cũng như các cơ hội mới.
"Hãy nhớ rằng, thị trường này mới chỉ bắt đầu giai đoạn mở cửa", Au nói thêm rằng quỹ tập trung vào giáo dục đại học và hướng nghiệp bởi đó là lĩnh vực có được nhu cầu "bền vững".
Kevin Leung, giám đốc điều hành chiến lược đầu tư và quản lý tài sản tại Haitong International Securites Company tại Hồng Kông, cũng có quan điểm rất lạc quan về giáo dục Trung Quốc.
Leung nói với CNBC hôm thứ Hai: "Đây chắc chắn là một lĩnh vực có thể phát triển hiệu quả."
Ông đưa ví dụ về một sự kết hợp của một lĩnh vực vẫn chưa phát triển, mà nhu cầu lại đang tăng và người dân sẵn sàng chi tiền cho giáo dục kể cả học phí tăng, đây là một hiện tượng mà ông đã thấy ở các nước khác.
"Tôi nghĩ đó là một loại hình kinh doanh khá đơn giản", ông nói. "Bạn chỉ cần có số lượng các trường học nhân với số lượng học sinh, nhân với học phí."
Yếu tố duy nhất khiến Leung lo ngại đó là những định giá hiện tại, mà ông nói là "khá cao", và những lo ngại kéo dài về quy định.
Tuy nhiên, lĩnh vực này lại mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư. Bởi họ có thể đầu tư vào một lĩnh vực "hoàn toàn không hề bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại", ông nói. "Đây cũng là một điểm rất tích cực."