Linh tính mách bảo lật tảng đá trong lòng hồ Tam Hiệp, nhóm khảo cổ phát hiện "người Mặt Trời": Có thể viết lại lịch sử?

Nguyễn Hòe |

Trưởng nhóm khảo cổ Mạnh Hoa Bình sửng sốt khi phát hiện phiến đá có những hoa văn kỳ dị, đậm tính tôn giáo của Trung Quốc nguyên thủy.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Ngành khảo cổ học có ý nghĩa vô cùng lớn đối với Trung Quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung. Để làm rõ thế sự trong 5000 năm lịch sử của Trung Quốc, việc điều tra và nghiên cứu các di tích di vật cổ đại luôn chiếm vị thế đặc biệt quan trọng với quốc gia này.

Đập Tam Hiệp - Mảnh đất khảo cổ màu mỡ

Đập Tam Hiệp là đập thủy điện nằm chắn ngang sông Trường Giang tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Khởi công xây dựng từ năm 1994, hiện đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Đến năm 1998, Trung Quốc cho xây dựng hồ chứa nước Tam Hiệp, đồng thời phải đào một phần sông Dương Tử. 

Lúc này, nhóm khảo cổ Đông Môn Đầu do chuyên gia Mạnh Hoa Bình thuộc Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Hồ Bắc dẫn đầu đã tranh thủ cơ hội hiếm có đến địa điểm hồ chứa nước Tam Hiệp, bắt đầu nghiên cứu và khai quật khảo cổ tại địa điểm này.

Linh tính mách bảo lật tảng đá trong rừng lên, nhóm khảo cổ phát hiện người Mặt Trời: Có thể viết lại lịch sử? - Ảnh 1.

Đập Tam Hiệp - dự án kỳ vĩ của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Ảnh: BBCnews

Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật cứu hộ khu vực bị nhấn chìm trong hồ chứa nước, trong đó có gần 400 mảnh gốm, đá, đồng, sứ và ngọc quý hiếm, tổng có hơn 150 di tích văn hóa quốc gia đã được tìm thấy và phong hiệu.

Trong quá trình làm việc, khi Đội khảo cổ tỉnh Hồ Bắc đang ngồi trên phiến đá lớn nghỉ ngơi, trưởng nhóm Mạnh Hoa Bình đã phát hiện ra phiến đá mình đang ngồi trông bề ngoài không hề đơn giản.

Linh tính mách bảo, ông đứng dậy lật phiến đá lên thì chợt sửng sốt với những hoa văn chạm khắc rất kỳ lạ, vì hình tượng giống với mặt trời nên các chuyên gia đã gọi di vật là đá "người Mặt Trời".

Đây chính là minh chứng hình tượng thần mặt trời từng được thờ phụng trong thời kỳ cổ đại sơ khai tại Trung Quốc.

Linh tính mách bảo lật tảng đá trong rừng lên, nhóm khảo cổ phát hiện người Mặt Trời: Có thể viết lại lịch sử? - Ảnh 3.

Hồ chứa nước Tam Điệp trong khu đập thuỷ điện này được cho là có bề dày lịch sử 7000 năm qua những di tích được khai quật. Ảnh: PPfocus

Phiến đá "Người Mặt Trời"

Khi quan sát kỹ, hình tượng người trên phiến đá "Người Mặt Trời" được khắc hoạ với các ngôi sao ở hai bên hông và có 23 tia sáng trên đầu. 

Mặt trời được khắc họa gọn gàng, tròn trịa. Đầu người trên phiến đá nhỏ hơn mặt trời một chút, hình dáng thon và gầy, thân hình tam giác ngược hướng xuống. Nét mặt của nhân vật trang nghiêm, như đang cầu nguyện cho con người.

Linh tính mách bảo lật tảng đá trong rừng lên, nhóm khảo cổ phát hiện người Mặt Trời: Có thể viết lại lịch sử? - Ảnh 4.

Phiến đá "người Mặt Trời" từng tốn rất nhiều giấy mực của cánh nhà báo Trung Quốc 2 năm về trước. Ảnh: PPfocus

Phiến đá được làm từ chất liệu sa thạch, dạng hỗn hợp cát và đất sét, chiều dài 105 cm, rộng 20 cm và dày 12 cm. Có vẻ như tấm sa thạch đã được đánh bóng rất cẩn thận. 

Mặt phiến đá rất phẳng, các dải sa thạch bo tròn đều đặn, các dấu ấn, hình ảnh được chạm khắc đơn giản, kỳ dị, đậm chất tôn giáo của Trung Quốc nguyên thủy.

Với những điểm dị biệt rất đặc trưng này, đây chính là minh chứng sống cho giả thuyết đập Tam Hiệp có bề dày lịch sử 7000 năm. Đồng thời, sự kiện này đã đặt ra câu hỏi: "Phải chăng Ai Cập không phải quốc gia cổ đại nhất thờ thần Mặt Trời?"

Hình tượng thần Mặt Trời

Một nhà nhân chủng học từng nói: "Bất cứ nơi nào có Mặt Trời chiếu sáng, nơi đó sẽ có thần thoại về mặt trời." Ở Trung Quốc, phương Tây hay bất kỳ nơi nào trên thế giới, chắc hẳn mặt trời đã từng được tôn vinh và thờ phụng với những mục đích khác nhau.

Ai Cập hiện được coi là nền văn minh cổ đại có lịch sử tín ngưỡng thờ mặt trời lâu nhất trên Trái Đất, khoảng 3500 năm TCN - tức hơn 5000 năm trước. Hiện tại, tài liệu khắc trên đá "Người Mặt Trời" tìm thấy ở hồ Tam Điệp, Trung Quốc có vẻ mang tính lịch sử cao hơn, cách đây những 7.000 năm. Liệu điều này có thể giúp viết lại lịch sử?

Linh tính mách bảo lật tảng đá trong rừng lên, nhóm khảo cổ phát hiện người Mặt Trời: Có thể viết lại lịch sử? - Ảnh 6.

Phiến đá "Người Mặt Trời" vinh dự được xuất hiện trong triển lãm Thế giới Thượng Hải năm 2010. Ảnh: PPfocus

Vào thời cổ đại, việc thờ cúng thần Mặt Trời trong nền văn minh Trung Quốc kéo dài hàng nghìn năm từ thời Phục Hy đến thời Diêm Hoàng Đế. Thần Mặt Trời được coi trọng và thờ bái trong mọi hoạt động sinh hoạt thường nhật như săn bắt, hái lượm, trồng trọt và khai hoang.

Tuy thần mặt trời khắc trên phiến đá này không lớn nhưng hiện nó là hình ảnh sớm nhất và đặc biệt nhất trong những minh chứng được tìm thấy. 

Trong Hội chợ triển lãm Thế giới Thượng Hải 2010, di vật này được trưng bày giới thiệu tới thế giới tại gian trưng bày "Dấu chân đô thị" cùng với hơn 40 di tích văn hóa đến từ hơn 30 tỉnh thành trên toàn đất nước Trung Quốc.

Nghệ thuật chạm khắc trên đá "người Mặt Trời"  này cũng là loại hình chạm khắc sớm nhất được phát hiện ở Trung Quốc hiện nay. 

Chính vì vậy, bảo vật "người Mặt Trời" được bảo quản nghiêm ngặt, tính đến nay mới được trưng bày công khai hai lần kể từ khi khai quật, hiện nó đã được liệt vào danh sách di tích văn hóa vĩnh viễn bị cấm xuất cảnh triển lãm ở nước ngoài.

Bài viết tham khảo từ Kknews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại