Liệu Nam Cực có phải là "cái nôi" của các nền văn minh cổ đại?

Cẩm Mai |

Có phải Nam Cực là cội nguồn của các nền văn minh cổ đại? Bản đồ Piri-Reis làm nảy sinh nghi vấn này.

Năm 1929, các nhà sử học thấy một tấm bản đồ cổ làm họ thay đổi quan điểm về các nền văn minh cổ đại và trình độ của con người thời đó.

Bản đồ Piri-Reis, do thuyền trưởng người Thổ Nhĩ Kỳ vẽ vào năm 1513, đã từng bị thất lạc suốt mấy thế kỷ. Bản đồ này gây sốc bởi những chi tiết cho thấy các nền văn minh có chung một nguồn gốc ở lục địa Nam Cực (lúc đó không có băng giá).

Liệu Nam Cực có phải là cái nôi của các nền văn minh cổ đại? - Ảnh 1.

Tượng bán thân thuyền trưởng Piri-Reis và tấm bản đồ Nam Cực do ông vẽ.

Bản đồ Piri-Reis vẽ rất chính xác, kể cả những chi tiết đặc điểm địa lý của chóp phía bắc Nam Cực 300 năm trước khi lục địa này được khám phá ra.

Nhưng bản đồ Piri-Reis không phải là tấm bản đồ duy nhất gây sốc bởi những chi tiết vẽ lục địa không băng giá.

Biểu đồ Oronce Fine được phát hành năm 1521 cũng có những chi tiết về lục địa không băng giá. Hơn thế nữa, biểu đồ còn mô tả những con sông và hồ nước ở Nam Mỹ. 

Câu hỏi hóc búa đặt ra ở đây là: Vì sao lại có biểu đồ này? Ai đã thực hiện khảo sát toàn cầu về hành tinh chúng ta khi Nam Cực không có băng giá?

Từ đó đặt ra những giả thuyết khác nhau về Nam Cực. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu hơn về Nam Cực.

Nam Cực rộng 14 triệu km2 (tức là rộng gấp đôi châu Úc), là lục địa lớn thứ 5 trên hành tinh. Cách đây 170 triệu năm, Nam Cực là một phần của siêu lục địa Gondwana. Nam Cực dần tách khỏi siêu lục địa Gondwana cách đây 25 triệu năm.

Liệu Nam Cực có phải là cái nôi của các nền văn minh cổ đại? - Ảnh 2.

Nam Cực từng là nơi con người sinh sống.

Điều quan trọng nhất là khí hậu Nam Cực không lạnh, khô và phủ băng như hiện nay. Đã có thời kỳ dài, Nam Cực nằm lui về hướng bắc nên được hưởng khí hậu nhiệt đới ấm áp. Nơi đây từng có rừng xanh, có người sinh sống dựng nên cội nguồn văn minh cổ đại.

Các nhà khoa học công nhận rừng xanh đã từng tồn tại ở Nam Cực. Tiến sĩ Vanessa Bowman thuộc ĐH Leeds (Anh) cho biết: "Cách đây 100 năm, Nam Cực có rừng bao phủ giống như New Zealand hiện nay".

Cuộc thám hiểm khoa học Nam Cực thực hiện năm 2016 đã khai quật được vô số hóa thạch, trong đó có mẫu hóa thạch khủng long nặng 1 tấn cách đây 71 triệu năm. Hầu hết hóa thạch là của chim, vịt và bó sát biển xưa kia từng sống ở Nam Cực.

Nam Cực xanh tươi từng là nơi thuận lợi cho nền văn minh tiền cổ đại phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, việc tìm kiếm dấu tích nền văn minh rất khó thực hiện bởi băng giá phủ dày 1km và bao bọc 98% bề mặt Nam Cực.

Giáo sư Charles Hapgood cho rằng khi Nam Cực bị thiên tai, cư dân đã sơ tán sang những châu lục khác. Thiên tai biến Nam Cực thành lục địa băng giá.

Mấy thập kỷ gần đây, một số người khẳng định rằng băng Nam Cực che giấu công trình xây dựng, thậm chí là cả đại kim tự tháp, nhưng nhân loại vẫn chưa tìm ra cách khai quật.

Nguồn: EWAO

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại