Về trực quan, câu trả lời rõ ràng là “đúng”. Hươu cao cổ trưởng thành cao từ 4 đến 6 m, chúng tương tự những tòa tháp vươn lên trên xa-van, hoặc ngang ngửa những cái cây nơi chúng sống.
Tất nhiên, không phải lúc nào sét cũng đánh vào vật thể cao nhất trong khu vực, nhưng chúng dễ bị tổn thương hơn do khoảng cách ngắn giữa chúng và điểm sét đánh ban đầu.
Theo nghiên cứu của nhà động vật học Darren Naish: "Từ năm 1996 đến 1999, tại Khu bảo tồn Tê giác và Sư tử gần Krugersdorp (Nam Phi), có 2 trong số 3 con hươu cao cổ bị sét đánh đã chết – con thứ ba chưa thành niên cũng bị sét đánh nhưng sống sót".
Một sự cố xảy ra năm 2003, khi sét đánh làm chết con hươu cao cổ Betsy ở khu Vương quốc Động vật thuộc công viên Disney (Florida, Mỹ). Vào thời điểm đây là vụ tai nạn gây tử vong duy nhất xảy ra trong công viên.
Bỏ qua những câu chuyện trên, không có bất kỳ số liệu cụ thể nào cho vấn đề này. Tuy nhiên, có một bài báo cáo từng được công bố.
Năm 2011, kỹ sư điện Chandima Gomes thuộc Đại học Putra Malaysia – một trong những chuyên gia hàng đầu về an toàn sét – đã viết một báo cáo sau trở thành một công trình khoa học nghiên cứu sét đánh trên động vật.
Chandima Gomes viết rằng: “Các loài động vật có sự khoảng cách lớn những chân trước và chân sau… rất dễ bị tổn thương do sét và những điểm nguy hiểm tiềm ẩn xuất hiện khác nhau giữa các chân của chúng trong trường hợp sét đánh gần đó”.
Đối với những loài như hươu cao cổ, điều này có nghĩa là dòng điện có thể chạy qua các cơ quan nội tạng quan trọng của chúng.
Gomes cũng lưu ý, những con vật cao như voi hay hươu cao cổ có thể trở thành nạn nhân của chớp ngang (side flashs) – trường hợp sét đánh vào một cái cây gần đó rồi bật sang đánh vào đầu con vật bên cạnh.
Chúng có thể chịu tổn thương bởi các “điểm nguy hiểm tiềm năng” nếu tiếp xúc trực tiếp với cái cây bị sét đánh, nơi dòng điện chết người chạy từ cành cây đến động vật.
Những giải thích của Gomes có nền tảng khoa học vững chắc, nhưng một lần nữa, khi chưa có những số liệu rõ ràng, không thể khẳng định hươu cao cổ dễ dàng bị sét đánh hơn các loài động vật thấp hơn được.
Hươu cao cổ có thể có nguy cơ bị sét đánh cao hơn, nhưng vì tỉ lệ bị sét đánh rất thấp, nên chết vì sét đánh không thể tạo thành thảm họa cho loài động vật này.