Vào ngày 29 tháng 11 năm 1962, chính phủ Pháp và Anh kí thoả thuận phát triển một dòng máy bay vượt âm mang tên gọi Concorde.
Nhờ đó, Aérospatiale - công ty tiền nhiệm của Airbus Industries - và British Aircraft Corporation bắt tay thực hiện một dòng máy bay vượt âm bốn động cơ cùng cánh tam giác.
Cũng vào thời điểm này, các kỳ sư của Mỹ và Xô viết cũng phát triển dòng máy bay vượt âm của riêng mình. Thế nhưng, chiếc Boeing 2707 của Mỹ không được hiện thực hoá trong khi đó dòng Tupolev TU144 của Xô viết dù được đưa vào hoạt động nhưng sớm bị dừng lại vì các đề về an toàn và khả năng hoạt động.
Concorde được phát triển tại Pháp và Anh.
Đây là một chiếc Concorde đang được phát triển tại nhà máy của British Aircraft Corporation ở Bristol, Anh.
Động cơ được lựa chọn để vận hành Concorde là Olympus 593 pháy triển bởi Rolls-Royce/Bristol Siddeley và Snecma.
Mỗi động cơ của chiếc máy bay này mang lại lực đẩy tương đương hơn 17.200 kg.
Chiếc Concorde có những đặc điểm khá thú vị không có trên bất kì một chiếc máy bay thương mại nào vào thời đó, ví dụ như cánh tam giác kép…
… và phần mũi có thể điều chỉnh được để phi công có tầm nhìn tốt hơn khi cất và hạ cánh.
Trong chuyến bay thông thường, phần mũi máy bay được nâng lên như thế này.
Concorde được vận hành bởi đội bay bao gồm ba người: hai phi công và một kỹ sư.
Năm 1967, Concorde được công bố trước công chúng lần đầu tiên tại Toulouse, Pháp.
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên được thực hiện vào tháng 3 năm 1969.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1969, Concorde thực hiện chuyến bay vượt âm đầu tiên.
Ngay lập tức nó thu hút được rất nhiều sự chú ý của công chúng.
Nhiều hãng hàng không cũng tỏ ra quan tâm và đặt hàng chiếc máy bay này.
Thế nhưng những vấn đề cũng bắt đầu xuất hiện.
Một trong những “tác dụng phụ” của các chuyến bay vượt âm là những vụ nổ sóng âm có thể ảnh hưởng đến mặt đất. Vì lý do này, Concorde chỉ được sử dụng cho những chuyến bay có hành trình trên biển chiếm phần lớn.
Bên cạnh đó, người dân sống cạnh sân bay cũng phản đối Concorde bởi tiếng ồn quá lớn mà nó sinh ra.
Các chuyến bay của Concorde tiếp tục bị hạn chế.
Vì nhiều quan ngại liên quan đến môi trường và chi phí do cuộc khủng hoảng dầu 1973 gây ra, hầu hết khách hàng của Concorde đều huỷ đơn hàng.
Điều này khiến British Airways và Air France trở thành hai hãng hàng không duy nhất vận hành Concorde.
Tổng cộng đã có 20 chiếc Concorde được lắp ráp, sản xuất. Sáu trong số đó là máy may mẫu cho mục đích thử nghiệm.
Trong số 14 máy bay hoạt động chính thức, 7 chiếc phục vụ hãng Air France…
… 7 chiếc còn lại thuộc về British Airways.
Ngày 21 tháng 1 năm 1976, hai hãng hàng không này đồng loạt cho cất cánh chuyến bay thương mại chở khách đầu tiên theo hình thức bay vượt âm.
Air France bay đến Rio de Janeiro qua Senegal trong khi đó British Airways bay đến Bahrain qua vịnh Persian.
Có tốc độ nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh và di chuyển ở độ cao trên 18 km, Concorde có thể vượt Đại Tây Dương trong chỉ 3 giờ, rất ấn tượng so với khoảng thời gian 7 giờ của máy bay truyền thống.
Trong phần lớn lịch sử hoạt động, Concorde cực kì an toàn.
Thế nhưng, mọi thứ thay đổi vào ngày 26 tháng 7 năm 2000 khi một chiếc Concorde của Air France bốc cháy và gặp nạn một thời gian ngắn sau khi cất cánh khiến 113 người thiệt mạng.
Tất cả những chiếc Concorde còn lại ngay lập tức bị dừng phục vụ hành khách để kiểm tra.
Chúng hoạt động trở lại cuối năm 2001 nhưng ngành kinh doanh liên quan đến Concorde thì không thể phục hồi.
Mùa xuân năm 2003, Air France và British Airway công bố kế hoạch dừng vĩnh viễn máy bay Concorde.
Air France thực hiện chuyến bay Concorde thương mại cuối cùng từ New York đến Paris vào ngày 31 tháng 5 năm 2003.
Trong khi đó chuyến bay cuối do British Airways thực hiện là vào ngày 24 tháng 10 năm 2003.
Mặc dù là một sự thất bại về tài chính nhưng Concorde trở thành một biểu tượng về công nghệ trong nghành hàng không.
Đến nay, những chiếc máy bay vượt âm vẫn chưa được triển khai trở lại.