Lịch sử đau thương khiến thổ dân Mỹ dè dặt với vắc-xin COVID-19

Bình Giang |

Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu tấn công Đại bình nguyên Bắc Mỹ vào đầu năm 2020, bộ tộc Sioux bên sông Cheyenne lập các chốt kiểm soát trên mọi con đường dẫn vào khu bảo tồn để bảo vệ người của mình.

Chị Ramalda Mountainlion, một phụ nữ thổ dân sống trong khu bảo tồn thuộc bang Utah. (Ảnh: National Geographic)

Chị Ramalda Mountainlion, một phụ nữ thổ dân sống trong khu bảo tồn thuộc bang Utah. (Ảnh: National Geographic)

Nhưng sang năm nay, lãnh đạo bộ tộc này và nhiều bộ tộc Anh-điêng khác của Mỹ chuyển sang nỗ lực thuyết phục người dân tiêm vắc-xin.

Đại dịch COVID-19 gây hậu quả vô cùng nặng nề đối với các cộng người Anh-điêng, một phần do tâm lý hoài nghi do chấn thương từ lịch sử. Theo một nghiên cứu độc lập do APM công bố vào tháng 3 năm nay, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 trong các bộ tộc bản địa Mỹ cao hơn tỷ lệ trung bình của các nước. Cứ 100.000 người Mỹ chết vì COVID-19 thì có 256 thổ dân.

"Chúng tôi đã sống sót qua những cuộc thảm sát, chiến tranh, định kiến, phân biệt chủng tộc, diệt chủng, triệt sản và các trường nội trú. Đây chỉ là một thách thức nữa để sống sót", Remi Bald Eagle, điều phối viên liên chính phủ của bộ tộc Sioux, nói.

Lịch sử đau thương khiến thổ dân Mỹ dè dặt với vắc-xin COVID-19 - Ảnh 1.

Khu bảo tồn sông Cheyenne. (Ảnh: National Geographic)

Nằm trong khu bảo tồn sông Cheyenne, khu Lakota thuộc bang Nam Dakota bị tụt lại trong nỗ lực của cả nước Mỹ mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt mục tiêu tiêm cho 160 triệu người trong mùa hè năm nay.

Các cộng đồng thổ dân ở đây lưỡng lự với vắc-xin vì thiếu tin tưởng, hậu quả của một lịch sử đầy sóng gió. Trong những năm 1960 và 1970, Dịch vụ y tế Anh-điêng, cơ quan hiện đang phân phối vắc-xin COVID-19, đã triệt sản 25-40% phụ nữ thổ dân trong độ tuổi sinh đẻ, dù họ không đồng ý hoặc không biết.

"Với người ngoài, triệt sản hàng loạt chỉ là một sự kiện. Nhưng với chúng tôi là gia đình, gia đình mà chúng tôi không thể có", ông Bald Eagle nói.

Tiếp cận vắc-xin và được cung cấp thông tin đầy đủ về tác động của vắc-xin là yếu tố cơ bản để thuyết phục thổ dân chấp nhận tiêm.

Từ khi bắt đầu có vắc-xin vào cuối năm 2020, các nhân viên của cơ quan y tế địa phương đã vượt qua hàng ngàn dặm để đưa vắc-xin đến cho những người dân sống ở nơi xa xôi nhất của khu bảo tồn rộng hơn 10.000km2. Molly Longbrake, một phụ nữ người địa phương, cùng với nhóm của cô đã gọi điện đến từng gia đình để tư vấn về sự nguy hiểm của dịch bệnh và vai trò của vắc-xin. "Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ mọi người", cô nói".

Nhưng dù cô nỗ lực bao nhiêu thì vẫn có những người hoài nghi về tác dụng lâu dài của vắc-xin. Một trong những câu hỏi mà các thổ dân nêu ra là vắc-xin có gây vô sinh hay không.

Lịch sử đau thương khiến thổ dân Mỹ dè dặt với vắc-xin COVID-19 - Ảnh 2.

Ông Harold Frazier, lãnh đạo khu bảo tồn sông Cheyenne. (Ảnh: National Geographic)

Tại ngôi làng Eskimo truyền thống ở TP Kivalina, bang Alaska, khoàng 40% trong tổng số 400 người dân ở đây đã được chẩn đoán mắc COVID-19. Trong khi đó, mới khoảng 21% người dân làng đã tiêm vắc-xin.

Dù Alaska là một trong những bang đầu tiên của Mỹ cung cấp vắc-xin cho thổ dân, nhưng trải nghiệm thương đau trong thời kỳ sóng gió với chính phủ Mỹ vẫn khiến người bản địa không dám đi tiêm phòng.

Những người cao tuổi ở TP Kivalia hoài nghi khi thấy tốc độ phê duyệt quá nhanh, khiến họ nhớ lại thí nghiệm i-ốt mà Không quân Mỹ thực hiện trong những năm 1950. Hồi đó, có đến 120 người, phần lớn là thổ dân Alaska, bị cho ăn i-ốt phóng xạ để nghiên cứu tác động của chất này lên tuyến giáp của họ. Thí nghiệm đó được thực hiện vì giới chức muốn tìm đáp án cho câu hỏi vì sao người Alaska bản địa có thể sống sót trong mùa đông khắc nghiệt ở vùng cực.

Tuy nhiên, trước nỗ lực thuyết phục của các nhân viên y tế và ngày càng nhiều người thiệt mạng vì COVID-19, một số người đã bắt đầu nhận ra vắc-xin là cách bảo vệ họ và cộng đồng.

Lịch sử đau thương khiến thổ dân Mỹ dè dặt với vắc-xin COVID-19 - Ảnh 3.

Erias Nez và Donovan Loneman, đều 16 tuổi, biểu diễn điệu nhảy truyền thống của cộng đồng thổ dân ở bang Utah. (Ảnh: National Geographic)


Reba Adams, nhân viên một cửa hàng thực phẩm nhỏ ở Kivalia, mắc COVID-19 khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng của chị hồi đầu năm nay. Đợt dịch đó khiến 44 người mắc bệnh, chiếm gần 10% dân số của cả làng. Adams nói rằng chị sẵn sàng tiêm vắc-xin vì không muốn lây bệnh cho gia đình.

"Tôi có động lực đi tiêm vắc-xin vì công việc và gia đình tôi", chị cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại