Lịch sử đáng sợ khi cố đo lường nỗi đau của con người

Mỹ Huyền |

Xuyên suốt lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu đã cố đo sự đau đớn của con người. Và nhìn chung là không nhẹ nhàng một chút nào.

Trong một thử nghiệm nổi tiếng vào cuối thập niên 40, hai nam chuyên gia người Mỹ đã thực hiện thí nghiệm đau với một phụ nữ mang thai đang chuyển dạ. Bất cứ khi nào cơn co thắt đến, họ đốt tay cô bằng một cái máy và hỏi so sánh đau do vết bỏng và đau do co thắt tử cung.

Đây là một thí nghiệm đáng sợ, vô nghĩa, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người phụ nữ. Nó cũng là một trong hàng loạt nỗ lực định lượng nối đau của con người.

Đau đớn rất khó để đo lường, ngoài việc đó là cảm giác phổ biến của con người, còn bởi chúng ta chưa thực sự biết đó là gì. Sự kết hợp giữ các yếu tố thể chất và tinh thần khiến nỗi đau vẫn còn hơi bí ẩn. Trên thực tế định lượng cơn đau là mối quan tâm khoa học tương đối hiện đại.

Stephen McMahon, giáo sư sinh lý học tại Đại học King (London) nhận xét: "Từ thời trung cổ trở về trước, người ta quan tâm đến việc gây đau nhiều hơn là đo lường nó".

Kiểm tra điểm đau bằng lông ngựa

Vào thế kỷ 19, một trường "tâm lý học" tại Đức đã đưa ra cách thức đo nỗi đau. Mục tiêu là nghiên cứu mối quan hệ giữ kích thích và cảm giác. Nó khiến nhà khoa học Maximilian von Frey phát triển một phương pháp xác định gọi là Schmerzpunkte – hay điểm đau – bằng lông ngựa.

Cụ thể, ông chọn những sợi lông đuôi ngựa có độ cứng khác nhau và gắn riêng chúng vào que. Sau đó, ông dùng những cái que đó châm lông ngựa lên da người. Lông càng cứng, càng cần nhiều áp lực để bẻ cong nó. Bằng phương pháp này, Von Frey có thể đo lại lượng áp lực mà một người bắt đầu cảm thấy đau từ một cái lông cụ thể.

Ông và một số người khác quan tâm đến lĩnh vực này cũng dùng nhiều cách để kiểm tra độ nhạy cảm của da, như que nóng và lạnh. Giáo sư McMahon đánh giá, nghiên cứu của họ "đã thúc đẩy sự phát triển toàn bộ về về quy mô và kỹ thuật".

Lịch sử đáng sợ khi cố đo lường nỗi đau của con người - Ảnh 1.

Máy đo cường độ đau năm 1947 (Ảnh: The National Library of Medicine)

Máy đo cường độ đau

James Hardy, Helen Goodell và Harold Wolff là một nhóm nghiên cứu chịu ảnh hưởng của thí nghiệm kể trên. Năm 1940, họ tuyên bố phát minh ra thiết bị đo ngưỡng đau gọi "dolorimeter".

Nó sử dụng nhiệt để gây đau ở nhiều cấp độ khác nhau và đủ mạnh để khiến một người bị bỏng độ 2. Đây chính là cái máy mà James Hardy và một nhà nghiên cứu khác tên là Carl Javert thử nghiệm trên người phụ nữ mang thai vài năm sau đó.

Hardy và Javert dường như ít quan tâm đến sự khó chịu của người phụ nữ mà họ thử nghiệm máy dolorimeter. Họ viết báo cáo rằng, không đạt được các phép đo hợp lệ một phần do bệnh nhân không muốn hợp tác.

Lịch sử đáng sợ khi cố đo lường nỗi đau của con người - Ảnh 2.

Thang điểm đau là cách đo phổ biến ngày nay (Ảnh: Getty Images)

Bảng hỏi và đánh giá phi ngôn ngữ

Ngày nay, lông ngựa của Von Frey và máy dolorimeter đều có các phiên bản hiện đại "dễ chịu" hơn. Nhưng kể từ những năm 1950, bảng hỏi và thang điểm đau vượt các phương pháp kể trên, thành cách chính để bác sĩ định lượng đau đớn của bệnh nhân.

Bảng hỏi đưa ra một loạt truy vấn để bệnh nhân hiểu họ cảm thấy thế nào và liệu có vấn đề gì không. Thang điểm đau yêu cầu bệnh nhân đánh giá mức độ đau dựa trên các con số, hay các hình mặt biểu thị cảm xúc; hoặc đơn giản là một đường thẳng chạy từ "không đau" đến "đau đớn nhất" để bệnh nhân chỉ ra họ khó chịu mức nào.

Còn có thang đo cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn không giao tiếp bình thường được. Ở đây, các bác sĩ có thể đánh giá cơn đau dựa trên những dấu hiệu như: quai hàm nghiến chặt, khóc lâu và dữ dội, đá chân, động tác cứng nhắc…

Thay vì thử nghiêm tạo đau và sau đó đo nó, các chuyên gia ngày nay cố phân tích nỗi đau mà bệnh nhân vốn đã có. Stephen McMahon cho biết, ông thường sử dụng đường thẳng để đánh giá đau đớn cho nghiên cứu của mình. Nhưng, ông cũng nhấn mạnh không có phương pháp đo lường nỗi đau nào hoàn hảo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại