Lịch sử của những cái bắt tay: Liệu chúng ta có nên bỏ bắt tay sau đại dịch COVID-19?

ZKNIGHT |

Tại một số quốc gia Châu Á như Nhật Bản, cúi đầu vẫn là một hình thức chào nhau trang trọng và lịch sự. Cúi đầu và chắp tay phía trước để chào nhau có nguồn gốc từ thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Quốc, và trở nên phổ biến từ thời nhà Đường.Tại Việt Nam, vòng hai tay phía trước và cúi đầu từng l

Trong một buổi trò chuyện với phóng viên Scott Thuman, Trưởng ban Chính trị của kênh truyền thông Sinclair, Bác sĩ Anthony Fauci cho biết các nhà lãnh đạo và cả xã hội nên từ bỏ truyền thống bắt tay ngay cả sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.

"Trong giao tiếp xã hội, hãy quên việc bắt tay đi", ông nói. "Chúng ta không cần phải bắt tay. Chúng ta phải phá vỡ phong tục đó".

Lịch sử của những cái bắt tay: Liệu chúng ta có nên bỏ bắt tay sau đại dịch COVID-19? - Ảnh 1.

Bác sĩ Anthony Fauci: "Chúng ta không cần phải bắt tay. Chúng ta phải phá vỡ phong tục đó".

Cho những ai chưa biết, Anthony Fauci là giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ từ năm 1984 đến nay. Ông là một bác sĩ người Mỹ gốc Ý, một chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ.

Với nửa thế kỷ làm khoa học, bác sĩ Fauci đã xuất bản trên 1,300 bài báo, từng lọt vào top 13 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong số gần 3 triệu nhà khoa học trên khắp thế giới. Ông cũng là một trong số đồng tác giả cuốn Harrison's Principles of Internal Medicine, được coi là "Kinh Thánh" của mọi bác sĩ nội khoa.

Trong sự nghiệp chính trị, Anthony Fauci đã tư vấn cho 6 đời tổng thống Hoa Kỳ, trải qua các đại dịch bệnh từ HIV, SARS, H1N1, MERS, Ebola và bây giờ là COVID-19. Hiện ông đang là một trong những thành viên hàng đầu của Đội phản ứng COVID-19 mà Tổng thống Donald Trump thành lập để giúp nước Mỹ vượt qua cơn khủng hoảng.

Lịch sử của những cái bắt tay: Liệu chúng ta có nên bỏ bắt tay sau đại dịch COVID-19? - Ảnh 2.

"Bắt tay là một trong những hành vi hiệu quả nhất mà bạn có thể truyền bệnh lây qua đường hô hấp [sang cho người đối diện]", bác sĩ Fauci nói.

"Đó là một vấn đề thực tế, bắt tay là một trong những hành vi hiệu quả nhất mà bạn có thể truyền bệnh lây qua đường hô hấp [sang cho người đối diện]", bác sĩ Fauci nói. Khoa học có vẻ như cũng ủng hộ người đàn ông 79 tuổi này.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Infect Control cho thấy một cái bắt tay tạo ra cơ hội lây truyền mầm bệnh gấp đôi so với kiểu chào hi-five.

Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Infection Control & Hospital Epidemiology năm 2019 cũng cho thấy nếu chúng ta đổi cách chào hỏi từ bắt tay sang hi-five, lượng vi sinh vật truyền qua tay sẽ giảm tới 50%. Và con số khi chuyển từ bắt tay sang những cú chạm tay bằng nắm đấm có thể lên tới 90%.

Rõ ràng, có những phương pháp chào hỏi xã giao an toàn hơn những cái bắt tay. Các tác giả nghiên cứu trên tạp chí Infection Control & Hospital Epidemiology thậm chí đã có một đề nghị táo bạo. Họ nói rằng hành vi bắt tay nên bị cấm trong mùa đông, mùa bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp lây lan mạnh nhất.

Lịch sử của những cái bắt tay: Liệu chúng ta có nên bỏ bắt tay sau đại dịch COVID-19? - Ảnh 3.

Một nghiên cứu trên tạp chí Infection Control & Hospital Epidemiology đề nghị hành vi bắt tay nên bị cấm trong mùa đông, mùa bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp lây lan mạnh nhất.

Vấn đề là bắt tay bây giờ đã trở thành một thực hành văn hóa phổ biến, một cách chào hỏi xã giao và lịch thiệp được thực hành bởi mọi chính trị gia, các doanh nhân và mọi người bình thường.

Thậm chí có cả những cuốn sách dạy "nghệ thuật bắt tay", nói rằng bạn nên bắt tay mỗi người theo một cách khác nhau, và qua cái bắt tay bạn có thể đoán được tính cách cũng như nắm bắt được suy nghĩ người đối diện.

Nhưng sự thật, chúng ta không nhất thiết phải bắt tay để chào hỏi nhau. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, những cái bắt tay đầu tiên đã được thực hiện tại Hy Lạp, ở khoảng thế kỷ 5 trước Công Nguyên.

Đó là một biểu tượng của hòa bình, cho thấy rằng không ai trong số hai người gặp nhau mang vũ khí. Trong thời kỳ La Mã, cái bắt tay thực chất chỉ là một cái nắm tay. Nó liên quan đến việc kiểm tra cẳng tay của nhau để kiểm tra xem trong hai người, có ai đang giấu dao dưới ống áo hay không.

Một số nguồn tư liệu khác nói rằng những cái bắt tay, sau đó lắc nhiều lần như bây giờ đã bắt đầu từ thời Trung Cổ ở Châu Âu. Khi đó, các hiệp sĩ thường bắt tay người khác và lắc mạnh để phát hiện xem người đối diện có vũ khí trong người hay không.

Lịch sử của những cái bắt tay: Liệu chúng ta có nên bỏ bắt tay sau đại dịch COVID-19? - Ảnh 4.

Những cái bắt tay đầu tiên đã được thực hiện tại Hy Lạp, ở khoảng thế kỷ 5 trước Công Nguyên. Đó là một biểu tượng của hòa bình, cho thấy rằng không ai trong số hai người gặp nhau mang vũ khí.

Nhưng ở một số xã hội khác, bắt tay không phải là hình thức chào hỏi phổ biến, ít nhất là cho đến một vài thập kỷ gần đây. Ở một số quốc gia Châu Âu và Ả Rập, những cái ôm và hôn má mới là chuẩn mực chào hỏi.

Ở Tây Tạng thè lưỡi có thể là một cách chào đón mọi người. Ở New Zealand, người Maori vẫn chào nhau bằng cách chạm vào mũi. Những người đàn ông Ethiopia chạm vai, và tại Cộng hòa Dân chủ Congo, những người bạn sẽ chạm trán.

Tại Mỹ bây giờ, những cú đấm tay dường như đang thay thế cho bắt tay trong giới trẻ. Và khi giới trẻ ngày càng lớn lên và già đi, nắm đấm tay đang ngày càng phổ biến trong giao tiếp. Ngay cả tổng thống Mỹ đôi khi cũng dùng cử chỉ này. Và một khảo sát cho thấy 49% người Mỹ từng chọn nắm đấm tay thay cho một lời chào bắt tay truyền thống.

Lịch sử của những cái bắt tay: Liệu chúng ta có nên bỏ bắt tay sau đại dịch COVID-19? - Ảnh 5.

Tại Mỹ bây giờ, những cú đấm tay dường như đang thay thế cho bắt tay.

Tại một số quốc gia Châu Á như Nhật Bản, cúi đầu vẫn là một hình thức chào nhau trang trọng và lịch sự. Cúi đầu và chắp tay phía trước để chào nhau có nguồn gốc từ thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Quốc, và trở nên phổ biến từ thời nhà Đường.

Tại Việt Nam, vòng hai tay phía trước và cúi đầu từng là một hình thức chào hỏi chuẩn mực trong xã giao, thậm chí được gọi là "lễ". Ngay cả những người lớn ngang hàng với nhau gặp nhau ngoài đường cũng vòng tay cúi chào.

Nhưng lễ nghi này đã bị hòa trộn với những cái bắt tay của phương tây khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Cúi đầu và vòng tay chào từ đó chỉ còn là một hình thức chào hỏi thể hiện sự lễ phép của người dưới so với người trên. Và cho đến giờ, cúi chào gần như hoàn toàn bị thay thể bởi những cái bắt tay.

Lịch sử của những cái bắt tay: Liệu chúng ta có nên bỏ bắt tay sau đại dịch COVID-19? - Ảnh 6.

Tại Việt Nam, vòng hai tay phía trước và cúi đầu từng là một hình thức chào hỏi chuẩn mực trong xã giao, thậm chí được gọi là "lễ".

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu chúng ta có thể từ bỏ những cái bắt tay như bác sĩ Fauci đề nghị hay không? Ít nhất là điều đó đang là một thực tế trong đại dịch COVID-19.

Scott Morrison, thủ tướng Australia đã thẳng thắn nói bây giờ không phải lúc để bắt tay, đồng thời ban hành nhiều biện pháp giãn cách xã hội ở nước này, bao gồm yêu cầu người dân không tụ họp và cả nội các của ông cũng chỉ họp trực tuyến.

Tại Ấn Độ, thủ tướng Narendra Modi cũng đã chuyển từ những cái bắt tay thông thường sang cúi chào. Và hoàng tử Charles dường như cũng là một fan hâm mộ của hình thức chào hỏi này.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã lựa chọn những cái đụng khuỷu tay thay cho bắt tay truyền thống. Tổng thống Donald Trump mặc dù cũng đã làm điều đó, nhưng người ta vẫn bắt gặp ông bắt tay ít nhất 5 lần với các CEO trong một cuộc họp tại vườn hồng để bàn về đại dịch COVID-19. Có vẻ như bắt tay vẫn là một thói quen khó bỏ.

Lịch sử của những cái bắt tay: Liệu chúng ta có nên bỏ bắt tay sau đại dịch COVID-19? - Ảnh 7.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã lựa chọn những cái đụng khuỷu tay thay cho bắt tay truyền thống.

Nhiều người nghĩ rằng chúng ta cần phải có những hình thức chào hỏi lịch thiệp và hiện đại hơn cho những chính trị gia. Bởi cúi đầu dường như không phải một truyền thống mà các nước phương tây thoải mái khi thực hiện.

Vậy một cái giơ tay kiểu người Vulcan thì sao? Đó dường như là một lời chào viễn tưởng nhưng có vẻ sẽ phù hợp với các chính trị gia hơn.

Lời chào Vulcan đã được Leonard Nimoy sáng tạo ra khi ông đóng vai Spock trong loạt phim viễn tưởng Star Trek. Kèm theo lời chúc "Dif-tor heh smusma" nghĩa là sống lâu và thịnh vượng, hoặc hòa bình và thịnh vượng, giơ tay kiểu Vulcan là một lời chào có hình thức và ý nghĩa không tệ, mặc dù nó hơi khó thực hiện đối với một số người.

Lịch sử của những cái bắt tay: Liệu chúng ta có nên bỏ bắt tay sau đại dịch COVID-19? - Ảnh 8.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại