Lên sàn quốc tế: Vietjet Air còn phải vượt vật cản nào?

Trung Nguyễn |

Thắng lớn khi niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, Vietjet Air được nhiều ông lớn chứng khoán quốc tế săn đón. Nhưng con đường lên sàn của doanh nghiệp này tại sân chơi nước ngoài không phải chỉ toàn thảm đỏ.

Theo thông tin từ Bloomberg, Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VJC) đang thảo luận với các đối tác để trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài. Một số sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài bao gồm London, Hong Kong, Singapore và New York đã tiếp xúc với Vietjet và bày tỏ sự quan tâm đến cổ phiếu của hãng hàng không này.

Tuy vậy, con đường đến với các sàn chứng khoán quốc tế không hề dễ dàng, nhất là tại những thị trường có quy định khắt khe hàng đầu thế giới về tiêu chuẩn cổ phiếu niêm yết, từ vấn đề tài chính, quản trị, công bố thông tin... Sàn chứng khoán New York (NYSE) và sàn chứng khoán Singapore (SGX) được xem là những đơn vị có quy định chặt chẽ nhất, và nếu muốn được niêm yết trên một trong hai sàn giao dịch này, VJC phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí theo yêu cầu từng sàn.

Sàn chứng khoán New York

Khi tiến hành niêm yết trên sàn NYSE, các doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết phải đáp ứng hai tiêu chí lớn. Tương ứng với từng tiêu chí lớn, các doanh nghiệp phải đáp ứng được ít nhất một tiêu chuẩn bên trong các tiêu chí.

Về tài chính, tiêu chuẩn tối thiểu cho một công ty được niêm yết là vốn chủ sở hữu 4 triệu USD, giá cổ phiếu 2 USD và hoạt động liên tục trong 2 năm, hoặc có tổng tài sản và doanh thu/vốn hóa 75 triệu USD khi giá cổ phiếu đạt tối thiểu 3 USD.

Lên sàn quốc tế: Vietjet Air còn phải vượt vật cản nào? - Ảnh 1.

Về tiêu chí giao dịch, số lượng cổ đông giao dịch phải đạt ít nhất 400 cổ đông, khi lượng cổ phiếu giao dịch tối thiểu là 500.000 đơn vị/phiên.

Lên sàn quốc tế: Vietjet Air còn phải vượt vật cản nào? - Ảnh 2.

Sàn chứng khoán Singapore

Các quy định tại sàn chứng khoán Singapore cụ thể hơn và không có nhiều lựa chọn cho các doanh nghiệp muốn niêm yết. Theo đó:

- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tối thiểu (dựa trên tài khoản kiểm toán hợp nhất năm) ít nhất là 30 triệu SGD cho năm tài chính gần đây nhất.

- Có lịch sử hoạt động ít nhất ba năm và có vốn hóa thị trường không dưới 150 triệu SGD.

- Doanh thu hoạt động trong năm tài chính gần nhất và mức vốn hóa thị trường không dưới 300 triệu SGD.

- Số lượng cổ đông ít nhất là 500 người

- Chuẩn mực kế toán theo chuẩn mực kế toán Singapore (SFRS), chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) hoặc theo chuẩn mực kế toán Mỹ (US GAAP).

Dựa vào một số chỉ số tài chính của VJC, có thể nhận thấy VJC gần như đáp ứng hầu hết tất cả các tiêu chí quan trọng đưa ra của hai sàn. Bên cạnh những tiêu chí nêu trên, những tiêu chí quan trọng mang tính chất định tính như công bố thông tin, vấn đề ngôn ngữ, quản trị doanh nghiệp cũng đang là vấn đề đối với VJC.

Lên sàn quốc tế: Vietjet Air còn phải vượt vật cản nào? - Ảnh 3.

Chỉ tiêu tài chính của VJC năm 2016

Lên sàn quốc tế: Vietjet Air còn phải vượt vật cản nào? - Ảnh 4.

Công ty Cổ phần Hàng không VietJet được thành lập ngày 23/7/2007 với mục tiêu thực hiện hoạt động khai thác vận chuyển hàng không mô hình hàng không thế hệ mới chi phí thấp cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của hành khách. Hiện tại, VJC được xem là doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực hàng không.

Tổng quan về kết quả kinh doanh trong quý 1/2017, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VJC đạt lần lượt là 5,106.7 tỷ và 376.5 tỷ, tương ứng hoàn thành 12.2% kế hoạch doanh thu và 11.1% kế hoạch lời nhuận. Tỷ lệ chi trả cổ tức của VJC trong năm 2017 dự kiến là 50%, trong đó tiền mặt tối đa là 30%.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại