Nếu như việc lên màu cho một cuốn truyện tranh là điều khá dễ dàng thì việc lên màu cho một bộ phim đen trắng lại phức tạp hơn thế rất nhiều, hãy cùng tìm hiểu cách thức mà các nhà làm phim "tô màu" cho một bộ phim đen trắng qua bài viết dưới đây:
Đầu tiên, hãy tìm hiểu một chút về lịch sử phim đen trắng, đây là dòng phim ra đời trước khi chúng ta phát triển kỹ thuật để có thể quay màu cho một bộ phim.
Đôi nét về lịch sử phim trắng đen
Ban đầu việc tô màu còn mang tính chủ quan dựa vào kinh nghiệm họa sĩ. Ảnh: theuijunkie
Khi điện ảnh ra đời vào nửa cuối thế kỉ 19 nhờ các thành tựu kỹ thuật liên quan tới việc ghi lại hình ảnh chuyển động, nó đã trở thành bộ môn nghệ thuật thứ bảy (Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca).
Những bộ phim đen trắng đã chiếm vị trí độc tôn cho đến sau Thế chiến 2, khi những bộ phim màu đầu tiên ra đời, nhưng trước đó để có được một bộ phim màu, các nhà làm phim phải thực hiện theo cách khá thủ công.
Xem video:
Lịch sử phim màu. Nguồn: Youtube/The Solomon Society
Kỹ thuật tô màu thủ công cho đến máy tính của các bộ phim trắng đen
Phương pháp này gọi là đổ màu: họa sĩ sẽ ngồi tô màu trực tiếp lên từng frame hình trắng đen đã dựng hoàn chỉnh. Và năm 1900, bộ phim đổ màu đầu tiên đã xuất hiện theo cách này chỉ 10 năm sau khi bộ phim đầu tiên ra đời do hãng Pathé của Pháp tạo ra.
Khác với các bộ phim màu chân thực, sống động như ngày nay, khi đó toàn bộ màu sắc trên phim đều phải dựa trên kinh nghiệm của nghệ sĩ, chứ không phải màu thực của cảnh quay. Nghĩa là màu sắc chỉ mang tính tương đối chính xác.
Ví dụ: Bộ phim kinh điển nổi tiếng ứng dụng phương pháp này là The Birth of a Nation (1915 - Sự ra đời của một quốc gia) của Hollywood.
Công việc tô màu cho phim trắng đen bắt đầu ở Pháp từ những năm 1897 trong phòng thí nghiệm, khi đo mỗi người sẽ làm thủ công, nghĩa là mỗi người phải tô một màu cho mỗi đối tượng trong khung hình một lần trước khi chuyển công đoạn này tới nhân công kế tiếp.
Các bộ phim như The Last Days Of Pompeii đã được tô màu theo cách này. Ảnh: Harvard Gazette -
Elisabeth Thuillier là một nữ họa sĩ người Pháp, cô cùng 200 nhân công của mình (tất cả đều là phụ nữ) thường làm các công việc như tô màu cho đèn lồng hay các công việc khác liên quan tới việc chụp ảnh.
Họ đã được nhà làm phim Pháp George Melies thuê để tô màu bộ phim A Trip to the Moon và The Kingdom of Fairies.
Quá trình này diễn ra khá tẻ nhạt và tốn thời gian, quá trình đổ màu chậm nên để tăng tốc độ lên, sau này các nhà làm phim đã thay thế con người bằng máy móc, sử dụng máy tính với phiên bản kỹ thuật số để đổ màu mỗi frame hình.
Công nghệ tô màu bằng máy tính được kỹ sư của NASA là Wilson Markle phát minh khi ông lên màu cho các thước phim đơn sắc của sứ mệnh Apollo tới Mặt Trăng.
Khi đó công việc của họa sĩ trở lên dễ dàng và nhanh chóng hơn khi thước phim được quét lên máy tính cho phép họa sĩ có thể xem mỗi frame hình một lần trên màn hình máy tính. Sau đó họa sĩ sẽ vẽ phác thảo cho mỗi khu vực cần tô màu.
Tô màu bằng máy tính mang lại sự chính xác và tiết kiệm thời gian, chi phí hơn. Ảnh: theuijunkie
Công việc tô màu còn lại sẽ do máy tính thực hiện rất nhanh chóng và chuẩn xác, những khung hình phim trắng đen gốc đã chứa thông tin về độ sáng nên máy tính sẽ tính toán sắc độ cho cần tô cho mỗi khu vực nhất định.
Cũng cần nói thêm rằng khái niệm phim đen - trắng có thể khiến nhiều người hiểu nhầm vì thực ra nếu gọi chính xác phải là phim xám - trắng vì mọi đối tượng (diễn viên, đồ vật, khung cảnh...) đều phản xạ một sắc độ xám nhất định.
Với công nghệ số của máy tính sẽ cho phép lên màu các sắc độ chân thực hơn thay vì cảm tính, chủ quan từ kinh nghiệm của người họa sĩ.
Thực tế, quá trình này còn được đẩy nhanh hơn vì từ khung hình này tới khung hình khác có rất ít sự thay đổi vị trí, vật thể hay diễn viên trong mỗi frame, do đó họa sĩ có thể làm việc trên 10 khung hình mỗi lần và để máy tính thực hiện các khung hình ở giữa.
Việc tô màu cho phim trắng đen là rất tốn kém vì giá quá cao (nhân công được trả 3.000 đô la mỗi phút cho một bộ phim) và giá cho toàn bộ bộ phim trung bình tới 30.000 đô la. Nhưng tại sao các nhà làm phim vẫn chọn cách làm tốn kém này?
Đó là vì lợi nhuận thu được từ các bộ phim như vậy cũng không hề nhỏ, lợi tức trung bình có thể đạt tới 50.000 đô la, gần gấp đôi chi phí bỏ ra. Vì thế việc lên màu cho những bộ phim cổ điển nổi tiếng vẫn luôn hấp dẫn các nhà làm phim đầu tư vào.
Bước tiến mới: Thu màu trực tiếp ngay từ lúc quay
Tuy cách làm này đã gặt hái thành công và ghi danh các bộ phim vào lịch sử nhưng với sự phát triển của công nghệ, các nhà làm phim vẫn muốn tìm ra một phương pháp có thể thu nhận màu sắc thật ngay từ lúc quay.
Năm 1908, hãng Kinemacolor đã phát minh ra phương pháp kỹ thuật đồng bộ hai máy quay khác biệt cùng lúc ghi hình trên 1 cuộn phim (với 1 máy thu màu đỏ, còn máy còn lại sẽ thu màu xanh lá).
Chiếc máy quay của hãng Kinemacolor. Ảnh: Science Museum Collection
Giống như việc pha màu từ 3 màu cơ bản (đỏ, xanh lá, xanh dương), nếu pha màu với tỷ lệ khác nhau từ hai máy này thì các nhà làm phim cũng thu được các màu sắc nhất định khác. Nhưng do thiếu màu thứ 3 (xanh dương) nên cách này cho ra khoảng trời màu xanh lá úa.
Tới năm 1932, các kỹ sư của hãng Technicolor đã tạo được bước đột phá công nghệ khi quay từng màu trên từng cuộn phim khác nhau thay vì ghi hình chúng lên 1 cuộn phim chung như trước đó.
Bộ phim hoạt hình ngắn Flowers and Trees (1932 - Hoa và cây) của Walt Disney. Ảnh: Giphy
Bộ phim hoạt hình ngắn Flowers and Trees (1932 - Hoa và cây) của Walt Disney đã được thực hiện theo kỹ thuật này và đạt thành cồn vang dội khi trở thành bom tấn với doanh thu khổng lồ, giật giải Oscar dễ dàng cũng như trở thành bệ phóng hoàn hảo cho Technicolor.
Danh tiếng từ bộ phim đã giúp hãng Technicolor trở thành nhà độc tài sở hữu công nghệ mới. Kể từ đó, công nghệ làm phim màu liên tục được khai thác và phát triển và đến năm 1950, kỹ thuật của Technicolor đã mất đi vị trí độc tôn.
Những bộ phim trắng đen vẫn giữ được giá trị nguyên vẹn của mình theo thời gian. Ảnh: Nerdist.com
Khi đó, hãng Eastman Color đã tìm ra phương pháp mới có thể ghi phim màu lên một chỉ cuộn phim duy nhất và giờ đây kỹ thuật làm phim màu đã đạt những thành tựu vượt xa thời bấy giờ, mang lại trải nghiệm màu sắc chân thực, sống động nhất cho khán giả.
Điều kỳ diệu hôm qua vừa vĩ đại là thế, hôm nay đã vội vã trở thành lịch sử, mặc dù vậy những bộ phim trắng đen vẫn không hề mất đi chỗ đứng của mình bên cạnh các bộ phim hiện đại vì tính nhân văn và lịch sử của mình.
Nguồn: Mentafloss, Entertainment, Scienceabc