Lão nông nhặt được “thanh sắt gỉ” nặng 3,5 kg ở bãi rác rồi đem bán với giá rẻ, chuyên gia: Thứ này phải đáng giá gần 1.000 tỷ đồng!

Ánh Lê |

Cứ ngỡ nhặt được sắt vụn đem bán kiếm tiền, hóa ra, thứ ông cụ Trung Quốc này tìm thấy được lại là “bảo vật” quý giá.

Lão nông nhặt được “thanh sắt gỉ” nặng 3,5 kg ở bãi rác rồi đem bán với giá rẻ, chuyên gia: Thứ này phải đáng giá gần 1.000 tỷ đồng! - Ảnh 1.

Vào cuối những năm 1970, có một ông lão họ Vương sống ở Nội Mông, Trung Quốc, đã tìm được “vật báu” trong lúc đi nhặt rác.

Theo Sina, ông cụ này vốn có cuộc sống khốn khổ, thường phải nhặt nhạnh mọi thứ để đổi lấy tiền trang trải cuộc sống. Một ngày gần Tết, như thường lệ, ông Vương đến một bãi rác ở vùng ngoại ô để nhặt một số đồ gia dụng bỏ đi và mang chúng đến trạm tái chế để bán. Cuối ngày khi đang chuẩn bị về nhà, đột nhiên ông cụ nhìn thấy có vật gì đó lóe sáng lên trong đống đổ nát.

Lão nông nhặt được “thanh sắt gỉ” nặng 3,5 kg ở bãi rác rồi đem bán với giá rẻ, chuyên gia: Thứ này phải đáng giá gần 1.000 tỷ đồng! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Sohu

Khi bước tới, ông Vương thấy có một số thứ trông giống như thanh sắt bị gỉ ở bên ngoài, trong lõi có ánh vàng, nặng khoảng 3,5kg. Nghĩ thứ bỏ đi này có vẻ kiếm ra tiền nên ông cụ đã vội vã mang chúng về nhà. Để loại bỏ lớp gỉ sắt bên ngoài, ông đốt lửa lên và nung chúng. Kết quả những thanh sắt này trở nên sáng hơn, sắc vàng rực rỡ cũng dần lộ ra. Lúc này ông Vương mới biết thứ mình nhặt được không phải là thanh sắt bình thường mà là thỏi vàng ròng.

Biết mình vừa tìm được “kho báu”, ông lão vội vã quay trở lại bãi rác và tiếp tục tìm kiếm cơ may. Quả nhiên, ông lại tìm được một chiếc túi nhỏ đựng những thanh sắt tương tự. Sáng hôm sau, ông lão đến cửa hàng kim hoàn trong thị trấn để đổi tiền.

Lão nông nhặt được “thanh sắt gỉ” nặng 3,5 kg ở bãi rác rồi đem bán với giá rẻ, chuyên gia: Thứ này phải đáng giá gần 1.000 tỷ đồng! - Ảnh 4.

Sau khi xem xét, chủ tiệm kim hoàn cho biết những thỏi vàng của ông Vương chứa quá nhiều tạp chất, không phải là vàng nguyên chất nên giá mua sẽ không quá cao. Hơn nữa, chúng cũng cần được nấu chảy và tinh chế lại. Cuối cùng, sau khi loại bỏ đi lớp gỉ sắt bên ngoài cùng những tạp chất, ông Vương đã kiếm được 12.000 NDT (gần 40 triệu đồng) từ 4kg vàng thu được.

Vào thời điểm đó, việc ai đó sở hữu gia tài 10.000 NDT là cực kỳ hiếm. Do đó, câu chuyện về ông lão nhặt được vàng nhanh chóng lan truyền khắp vùng, thu hút sự chú ý của Cục di sản văn hóa địa phương. Nghi ngờ số vàng mà ông lão tìm được có khả năng là cổ vật, các cán bộ có liên quan ngay lập tức đến nhà của ông lão để hỏi thăm.

Lão nông nhặt được “thanh sắt gỉ” nặng 3,5 kg ở bãi rác rồi đem bán với giá rẻ, chuyên gia: Thứ này phải đáng giá gần 1.000 tỷ đồng! - Ảnh 5.

Dựa trên mô tả và thông tin của ông lão cung cấp về sự xuất hiện của những thanh sắt đã nhặt được, họ đã thu gom những mảnh vụn còn lại để nghiên cứu. Cuối cùng, người ta kết luận rằng đó hoàn toàn không phải là thanh sắt hay thỏi vàng bình thường mà là những món đồ cổ bằng vàng từ thời Hung Nô, là những di vật lịch sử vô cùng quý giá.

Lão nông nhặt được “thanh sắt gỉ” nặng 3,5 kg ở bãi rác rồi đem bán với giá rẻ, chuyên gia: Thứ này phải đáng giá gần 1.000 tỷ đồng! - Ảnh 6.

Theo số lượng và kích thước mà ông Vương mô tả, các chuyên gia ước tính rằng giá trị của lô đồ cổ bằng vàng từ thời Hung Nô này có giá trị ít nhất là 300 triệu NDT ( gần 1000 tỷ đồng). Thật đau lòng khi những báu vật quý giá, có giá trị văn hóa như vậy lại bị ông cụ nung chảy để đổi lấy tiền.

Lão nông nhặt được “thanh sắt gỉ” nặng 3,5 kg ở bãi rác rồi đem bán với giá rẻ, chuyên gia: Thứ này phải đáng giá gần 1.000 tỷ đồng! - Ảnh 7.

Ảnh: Sohu

Trước đó, một số cổ vật cũng được khai quật vào thời kỳ Hung Nô bao gồm lư hương bằng bạc hình hoa sen, bình hoa mận men đen có chạm khắc, bát và bình bằng vàng và bạc… Những món đồ này đều được chế tác thủ công rất tinh xảo, trong đó giá trị nhất phải nói đến chiếc vương miện vàng hình đại bàng của vua Hung Nô. Vương miện này sau đó được trưng bày trong Bảo tàng Nội Mông.

Trên thực tế, mỗi quốc gia sau hàng nghìn năm thăng trầm lịch sử có lẽ vẫn sẽ còn rất nhiều cổ vật, di sản văn hóa trôi nổi chưa thể tìm thấy. Khi chúng ta vô tình phát hiện ra chúng nhưng không chắc chắn thì hãy báo cáo các chuyên gia, các cấp hay ban ngành liên quan để giúp xác định rõ nguồn gốc cho những món đồ đó. Có như vậy, chúng ta mới có thể lưu giữ và bảo tồn được giá trị của chứng tích văn hóa quý giá này.

(Theo Sina)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại