Thiểm Tây là tỉnh có lịch sử lâu đời tại Trung Quốc, từng được nhiều triều đại phong kiến chọn làm nơi đóng đô. Nơi đây không chỉ có những tòa nhà cổ trên mặt đất, mà dưới lòng đất cũng có rất nhiều di tích lịch sử còn sót lại.
Vào những năm 1990, một người dân tên Đổng Hoành Triết ở làng Đông Gia, thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, trong khi đang làm việc thì vô tình bổ cuốc vào một vật cứng, âm thanh phát ra rất chói.
Ban đầu ông nghĩ đó chỉ là một viên đá nhỏ, nhưng một lúc sau ông ta lại cuốc vào một vật tương tự. Dừng lại quay lại vị trí cũ để đào và càng đào sâu thì phát hiện đó không phải là một viên đá, mà là những khí cụ đồng đã ngả màu xanh.
Số cổ vật hiện được trưng bày tại các bảo tàng (Nguồn: Baijiahao.baidu)
Càng đào sâu thì đào được càng nhiều đồ vật. Do không biết chữ, cũng chưa từng học kiến thức văn hóa nên không biết những đồ dùng này có tác dụng gì nên bác nông dân đã đem cả 37 món đồ này về nhà định đem bán đồng nát.
Dân làng ngày càng đào được đồ vật tương tự tại khu vực xung quanh ruộng của lão nông, thậm chí có người nói đó là một di tích văn hóa nên sự việc này càng nhiều người biết đến. Người đến chiêm ngưỡng cổ vật, người đến mua cổ vật với giá rẻ.
Khi nghe thấy chỗ đồ vật mình đào được có người sẵn sàng bỏ tiền ra mua, ông vui vẻ đồng ý, thậm chí còn rao bán những di vật văn hóa này với giá 5 xu một cân.
Cổ vật bằng đồng may mắn được tìm thấy (Nguồn: Sohu)
Tuy nhiên may mắn thay, khi vừa rao bán thì có một người đứng ra can ngăn, người này là chuyên viên phòng di tích văn hóa địa phương, nghe thấy tin đồn nên đã đến xem.
Không ngờ người làng này không biết hàng mà mình chuẩn bị bán với giá bèo bọt lại là di vật văn hóa, bảo vật quốc gia nên giao cho quốc gia thay vì bán giá rẻ.
Sau khi giải thích, vị chuyên gia tiếp tục thuyết phục người nông dân giao di tích văn hóa cho quốc gia. Vị chuyên gia cho rằng những di tích văn hóa này đều là bảo vật quốc gia, không được phép bán tư nhân.
Được giải thích rõ ràng, dân làng đã bàn giao toàn bộ di tích văn hóa này cho nhà nước và nhờ các chuyên gia di dời toàn bộ di tích văn hóa. Các chuyên gia kiểm tra đã phát hiện ra rằng tất cả 37 cổ vật đều thuộc về di vật văn hóa thời nhà Chu.
Bản án nhà Chu được khắc trên cổ vật được các chuyên gia in lại (Nguồn: Sohu)
Đặc biệt trên bề mặt một đồ đồng tuy chỉ có 157 ký tự nhưng đã ghi lại đầy đủ một bản án vào thời nhà Chu. 37 cổ vật được khai quật đã cung cấp những thông tin cực kỳ quan trọng cho các chuyên gia nghiên cứu luật pháp của thời đại này.
Bài viết tham khảo từ Sohu