Cao nhân hữu tắc cao nhân trị
Trả lời câu hỏi này, Đời sống Plus đã có cuộc trao đổi với võ sư Băng Sơn, Chưởng môn phái Võ lâm Phật gia Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Hội võ thuật Hà Nội.
Cố võ sư Minh Cảnh
Theo võ sư Băng Sơn, ở Việt Nam sẽ không bao giờ có một Từ Hiểu Đông ngông cuồng đến như vậy, bởi các võ sĩ chuyên nghiệp thi đấu tranh giải vì cuộc sống, vì gia đình nên họ thi đấu có ý thức, chứ không ai luyện võ rồi đi thách đấu lung tung vì đó là điều đại kỵ của người luyện võ.
Bất kể môn võ gì thì cùng lấy võ đức làm đầu, cho nên những chuyện tầm phào như vậy không có ở những người có đẳng cấp trong nghề nghiệp
"Cá nhân tôi quan niệm rèn luyện võ công cũng là tu đạo, bởi vậy tôi rèn luyện võ vì sự rèn luyện thể chất và tinh thần, trước vì chính bản thân mình sau nữa có thể tự vệ, cứu giúp người bị nạn.
Tôi luyện võ vì những điều đó chớ không phải là một võ sĩ thi đấu để ăn tiền, để dương danh nên các chuyện nhận lời thách đấu vì những chuyện không đâu tôi không bao giờ để ý đến", võ sư Băng Sơn đưa quan điểm của mình nếu thực sự có "một Từ Hiểu Đông" ngông cuồng khiêu chiến võ cổ truyền.
"Siêu quần võ sĩ đa thị số hằng hà, cho nên nếu ai đó thách đấu các võ sư Việt Nam thì tôi tin rằng sẽ có người ứng phó kịp thời bởi quy luật cao nhân hữu tắc cao nhân trị, núi này cao thì núi khác cao hơn", võ sư Băng Sơn chia sẻ.
Võ sư Băng Sơn
Võ Việt từng chứng kiến cái kết bi thảm của những "Từ Hiểu Đông ngông cuồng"
Theo võ sư Băng Sơn, mỗi dân tộc, quốc gia đều có nền võ học và những nhân tài riêng. Võ học Việt Nam đã đào tạo ra nhiều võ sĩ rạng danh trên đấu trường quốc tế. Nhiều võ sư Việt Nam đã đào tạo ra những võ sĩ tài giỏi.
Trong lịch sử, võ Việt cũng nhận được rất nhiều lời thách đấu, đặc biệt là đến từ các võ sĩ nước ngoài và nhiều trận đánh võ sư Việt Nam đã giành chiến thắng, khiến người thách đấu tâm phục khẩu phục.
Tuy nhiên, những trận đánh ấy chỉ là giao lưu tỉ thí để nâng cao trình độ võ thuật chứ không theo kiểu mạt sát, hạ thấp danh dự của các môn phái như Từ Hiểu Đông.
"Thường thì những kẻ kiêu căng, ngông cuồng, ngạo mạn đưa ra lời thách đấu phải nhận cái giá rất đắt", võ sư Băng Sơn tâm sự.
Dẫn chứng, võ sư Băng Sơn kể về lần thượng đài bất đắc dĩ của cố võ sư Minh Cảnh vào trước năm 1975 ở Vũng Tàu.
Theo lời kể của võ sư Băng Sơn thì lần đó, một võ sĩ trong quân đội nước ngoài khi thi đấu ở đây đã lớn tiếng thách thức mọi người lên đài thi đấu nhưng không ai trả lời bởi họ đã tận mắt chứng kiến sự tàn bạo, hủy diệt khủng khiếp của tay đấm này trong mấy đêm thi đấu trước đó.
Cũng chính bởi quá phấn khích vì sự hủy diệt này mà gã đã hung hăng lớn tiếng thách thức cả làng võ Việt bằng những lời lẽ ngông cuồng, miệt thị.
Khi mọi người dưới đài đang lặng thinh dù có sự xuất hiện của rất nhiều bậc thầy của các võ phái thì bất ngờ võ sư Minh Cảnh đã cởi áo thượng đài. Khi ấy, cố võ sư đã ngoài 50 tuổi.
Thấy võ sư thượng đài, mọi người ai cũng lo lắng bởi chẳng ai nghĩ ông lão võ sĩ thân hình nhỏ bé lại có thể chịu được những cú ra đòn như búa bổ của tay đấm nước ngoài.
Thế nhưng, chỉ sau mấy hiệp thi đấu, bằng sự những ngón đòn nhà nghề lợi hại, võ sư Minh Cảnh đã khiến kẻ khiêu chiến ngông cuồng trên nằm bệt dưới chân mình. Chứng kiến cảnh đó, cả ngàn người xem đã vỗ tay không ngớt. Họ vỗ tay cho võ sư Minh Cảnh và vỗ tay vì võ Việt được "giải cứu" đúng lúc.
Phá seri đòn của Từ Hiểu Đông là "không dễ với những tay mơ"
Nói về clip Từ Hiểu Đông hạ đo ván cao thủ Thái Cực Quyền, một một phái nổi tiếng của Trung Quốc bằng một seri đòn hủy diệt, võ sư Băng Sơn cho rằng, mỗi môn võ đều có những công năng khác biệt, phương pháp rèn luyện riêng.
Quyền Anh là môn võ cận chiến chuyên xử dụng đòn tay, chỉ với vài đòn đấm căn bản như đánh thẳng, móc, múc, tạt, bổ các võ sinh rèn luyện tinh thục thì chỉ vài đòn căn bản cũng đủ thượng đài thi đấu.
Về mặt lý thuyết để phá được seri đòn, người ta phải né tránh các mũi đòn tấn công để đòn tấn công đó rơi vào hư không rồi sau đó tùy nghi mà phản trả đòn bằng những cú đánh sấm sét vào các điểm yếu hại của cơ thể để khắc chế đối phương.
Tuy nhiên, để khắc chế một loạt seri đòn của một kẻ chiến đấu lão luyện là một điều không hề dễ dàng như lý thuyết, bởi sự khắc chế đòn trong võ công cần sự trải nghiệm thực tế qua một qua trình rèn luyện khắc khổ.
Còn chuyện khắc chế đòn thế với các tay mơ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Có khiêu chiến thì phải có ứng chiến
"Chuyện đó tôi chưa từng nghe, bởi lẽ người Việt Nam là một dân tộc thượng võ, chuộng hòa hiếu, nhân nghĩa nhưng không hiếu chiến, cuồng bạo, cho nên chuyện võ Việt khiêu chiến ngông cuồng tôi nghĩ là không có", võ sư Băng Sơn cho biết.
Cũng theo võ sư Băng Sơn, trước đây, khi mới xuất hiện, các võ sinh của Thất Sơn Thần Quyền hãy còn gọi là võ thần, võ bùa cũng thường hay tìm các môn phái khác khiêu chiến để chứng minh khả năng của bản thân. Tuy nhiên, đây là chuyện nhỏ lẻ, cá nhân.
Thực tế thì võ sinh võ bùa cũng có khả năng đánh đấm, nhào lộn, thậm chí khả năng của họ còn gây kinh ngạc cho nhiều người. Ngoài ra, các v các võ sĩ của môn võ này còn có sức chịu đựng ghê gớm. Đương nhiên có người khiêu chiến thì phải có người ứng chiến.
Người hay tham gia ứng chiến, thi thố tài năng với các võ sinh của võ bùa là võ sư Hưng Hiệp thuộc môn phái Bình Định Gia. Khi ấy, võ sư Hưng Hiệp còn trẻ và anh đã có những trận đánh ngoạn mục, mãn nhãn người xem với các võ sĩ của võ bùa. Tiếc rằng võ sĩ tài năng này đã ra đi quá sớm vì tai nạn giao thông.
Võ sư Băng Sơn đang biểu diễn túy quyền