Một nhóm các nhà khoa học của Anh đã tiến hành lặn vào nơi sâu nhất và tối nhất của Ấn Độ Dương có tên "Midnight Zone" (Tạm dịch: Vùng nửa đêm"), nơi mà sự sống phát triển dù ánh sáng rất kham hiếm.
Khám phá "Midnight Zone": Nơi ánh sáng không thể chạm tới
Các nhà khoa học tới từ dự án Nekton Mission đã tiến hành khảo sát hệ sinh thái hoang dã nơi đây và đo đạc mức độ ảnh hưởng khí hậu tại khu vực chưa được khám phá này.
Các nhà khoa học tới từ dự án Nekton Mission sẽ lặn xuống Midnight Zone. Ảnh: Associated Press Photo
Một tàu ngầm đặc biệt có tên "Limiting Factor" với chiều dày 9 cm và được làm bằng Titanium- một kim loại cực nhẹ, hoàn toàn không độc hại với cơ thể con người cũng như là loại vật liệu hàng không vũ trụ hàng đầu vì đáp ứng những yêu cầu khắc nghiệt ngoài không gian.
Hạ thủy tàu ngầm đặc biệt có tên " Limiting Factor". Ảnh: (EYOS) Expeditions
Con tàu này sẽ chở theo hai nhà khoa học cùng lặn xuống thế giới ngầm chưa được nghiên cứu với độ sâu hơn 1.000 m tính từ mặt nước biển.
Ngoài ra hai robot với khả năng chịu được áp suất cực lớn có trách nhiệm mang theo bình dưỡng khí có thể sử dụng tới tới 96 tiếng để đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra trong chuyến thám hiểm đầy mạo hiểm này.
Xem video:
Sứ mệnh khám phá "Midnight Zone"
Limiting Factor trước đó đã từng được cho lặn sâu ở độ sâu 11.000 m (độ sâu này còn lớn hơn chiều cao của đỉnh núi Everest - đỉnh núi cao nhất thế giới, tính trên mực nước biển) khi chạm tới tận đáy của Rãnh Mariana - rãnh đại dương sâu nhất đã biết, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất.
Dự án này có sự hỗ trợ hợp tác từ phía chính phủ của Maldives và Seychelles, cuộc thám hiểm dài 5 tuần với mục đích khám phá các núi ngầm mọc ở dưới đáy đại dương.
"Điều chúng ta đã biết là dưới độ sâu 1.000 m, không có ánh sáng bên dưới đó, nhưng có rất nhiều động vật... phát quang sinh học sinh sống. Đó là một thế giới phát sáng" - giám đốc của sứ mệnh Nekton tên là Oliver Steeds cho hay.
Chúng ta từng phát hiện sự tác động của con người ở Rãnh Mariana - nơi sâu nhất đại dương
Tháng tám năm 2019, con tàu ngầm Limiting Factor cũng đã hoàn tất Cuộc thám hiểm 5 nơi sâu nhất của mỗi đại dương. Nó cũng là một trong 5 phương tiện có thể đạt tới độ sâu khủng khiếp như vậy.
"Chỉ có 5 phương tiện trên thế giới có thể đạt tới độ sâu dưới 6.000 m và chỉ một có thể ở lại đáy lâu hơn nửa giờ. Vì thế mọi thứ chúng tôi làm đều mới, mọi thứ chúng tôi thấy cũng hầu như là khám phá mới" - người dẫn đầu nhóm thám hiểm là Rob McCallum cho biết.
Sử dụng công nghệ lấy mẫu, cảm biến và ánh xạ, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể nhận biết ra các loài mới cũng như những núi ngầm cao chót vót. Đồng thời, tìm thấy bằng chứng về sự tác động của loài người tới thế giới ngầm này.
Thực tế, các nhà khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về sự tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm nhựa ở nơi được xem là chưa từng được chạm tới này. Tháng năm trước đó, con tàu Limiting Factor đã phát hiện túi nhựa tại điểm sâu nhất đại dương của Rãnh Mariana.
Rác thải nhựa ở đáy Rãnh Mariana. Ảnh: Jamstec
Chuyên gia lặn Dan Laffoley của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) cho hay:
"Khi mà chúng ta thực sự nghĩ về không gian sự sống trên hành tinh thì có tới hơn 90% không gian sự sống là ở dưới đại dương và hầu hết những đại dương này là chưa được khám phá".
Các nhà nghiên cứu sẽ kết hợp những quan sát của họ với những kết quả có được năm ngoái (trong suốt sứ mệnh khám phá Ấn Độ Dương dài 7 tuần) để đưa ra những khám phá mới và dự tính sẽ công bố vào năm 2022.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Msn, Dailymail, Washingtonpost