Một hành khách nhìn qua cửa sổ máy bay khi đi nghỉ mát về từ Samoa đã tình cờ thấy ngoài khơi cách bờ biển New Zealand hơn 900 km, có đám sủi bọt rộng lớn lạ thường.
Sau đó, cô gửi những bức ảnh đại dương lạ lùng đó cho các nhà khoa học. Họ nhận ra đó là một tảng đá nổi bắn ra từ ngọn núi lửa dưới biển, do vụ phun trào lớn nhất của núi lửa trên Trái đất.
Vụ phun trào núi lửa lớn bậc nhất thế kỷ 20
Nhà nghiên cứu về núi lửa Rebecca Carey thuộc Đại học Tasmania (Australia) nói rằng: "Chúng tôi biết đó là vụ phun trào quy mô lớn, tương đương với vụ phun trào lớn nhất mà chúng ta thấy trên đất liền vào thế kỷ 20".
Ngọn núi lửa dưới biển gọi là núi Havre đã phun ra nham thạch. Ban đầu, các nhà khoa học không biết, nhưng tảng đá nổi đã làm người ta nhận ra.
Ảnh độ phân giải cao chụp núi Havre.
Năm 2012, tảng đá nổi như chiếc bè bằng đá rộng khoảng 400km2 phía tây nam Thái Bình Dương, nhưng tháng sau vệ tinh ghi lại nó phân tán trên vùng diện tích lớn gấp đôi đất nước New Zealand.
Quy mô của vụ phun trào núi lửa khiến các nhà khoa học phải ngạc nhiên khi xem xét khu vực vào năm 2015, ở độ sâu 1.600m dưới đáy biển.
Nhà nghiên cứu núi lửa Adam Soule thuộc Viện Hải dương học Woods Hole nói: "Khi chúng tôi nhìn vào các bản đồ chi tiết, thấy tất cả những va chạm dưới đáy biển. Mỗi chỗ gồ lên là một tảng đá khổng lồ, một số trong đó có kích thước bằng chiếc xe tải. Tôi chưa bao giờ thấy cái gì dưới đáy biển giống như thế."
Các nhà khoa học đưa thiết bị lặn xuống đáy biển khám phá về núi lửa Havre. Ảnh: Đại học Tasmania
Núi lửa Havre dưới biển phun trào phức tạp đến không ngờ. Miệng núi lửa kéo dài gần 4,5 km phun ra dung nham qua 14 lỗ thông hơi trong phần núi lửa phình ra, không chỉ phun ra bọt đá, mà còn có tro, mái vòm dung nham và dòng chảy dung nham dưới đáy biển.
Núi lửa phun trào dưới đại dương quy mô lớn gấp 1,5 lần so với vụ phun trào của núi lửa St Helens năm 1980 và gấp 10 lần so với núi lửa Eyjafjallajokull phun trào ở Iceland.
Các nhà nghiên cứu nói rằng 3/4 hoặc nhiều hơn thế vật liệu phun trào trôi nổi trên bề mặt và hàng tấn trôi dạt lên bờ biển. Phần còn lại bị phân tán rải rác xung quanh đó, tàn phá quần thể sinh học bản địa, bây giờ mới hồi phục lại.
Núi lửa dưới biển bảo tồn vật chất đã phun ra. Điều quan trọng là làm thế nào các nhà nghiên cứu giải thích được vì sao qua thời gian, núi lửa dưới biển được nâng lên đất liền và có trữ lượng lớn kim loại và khoáng chất.
Các mẫu vật chất do tàu ngầm thu thập có thể làm các nhà khoa học nghiên cứu suốt 1 thập kỷ. Đây là cơ hội hiếm có để nghiên cứu những gì diễn ra với ngọn núi lửa phun trào dưới đáy biển - một hiện tượng thực tế chiếm hơn 70% tất cả các núi lửa trên Trái đất, nhưng khó để nhận thấy.
Theo nhà nghiên cứu địa vật lý Michael Manga: "Các vụ phun trào dưới nước về cơ bản khác với trên đất liền. Núi lửa trên đất liền không như vậy".
Ví trí núi lửa ngầm.
Nguồn bài và ảnh: Science Alert