Làm gạch từ nước tiểu người, tại sao không?

MQ |

Trước khi bạn bước vào nhà vệ sinh, hãy nhớ điều này: Nước tiểu của bạn rất có thể sẽ trở thành vật liệu xây dựng của tương lai.

Dyllon Randall là một kỹ sư nghiên cứu tại Đại học Cape Town. Ông cũng là người giám sát của một dự án rất táo bạo: Các học sinh của ông sẽ đi thu thập nước tiểu từ các nhà vệ sinh công cộng để… biến chúng thành gạch xây nhà.

Những viên "gạch sinh học" này sẽ không chỉ xóa bỏ một dạng chất thải của con người, nó sẽ còn giúp chúng ta trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

"Vàng lỏng"

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Kỹ thuật Hóa học Môi trường, nhóm nghiên cứu đã mô tả quá trình tạo ra một viên gạch sinh học như sau:

Trước tiên, họ thu thập nước tiểu của con người trong các bồn tiểu đặc biệt, chuyển đổi phần lớn lượng chất lỏng này thành một phân bón thể rắn. Để sản xuất một viên gạch sinh học, họ cần khoảng 25-30 lít nước tiểu, tương đương khoảng 100 lần vào nhà vệ sinh.

Tiếp theo, họ lấy chỗ nước tiểu còn lại và cho vào cát, kết hợp với một loại vi khuẩn sản sinh ra enzyme có tên urease.

Urease sẽ phản ứng với nước tiểu trong khoảng thời gian từ 4-6 ngày, xi măng hóa chỗ cát thành hình dạng theo ý muốn nhờ khuôn đúc.

Quá trình kết tủa carbon vi khuẩn đã giúp hỗn hợp đông cứng lại ở nhiệt độ phòng, không giống gạch thông thường phải nung trong các lò đốt nhiệt độ cao 1.400 độ C, giải phóng rất nhiều khí CO2. Cụ thể, chất enzyme urease đã phân hủy urê trong nước tiểu, đồng thời sinh ra calcium carbonate thông qua phản ứng hóa học.

Làm gạch từ nước tiểu người, tại sao không? - Ảnh 1.

Tuy có mùi khai khi vừa ra lò, viên gạch sẽ bay mùi sau 48 giờ mà không gây nguy hại về sức khỏe

Ông Dyllon Randall có thừa nhận, sản phẩm khi ra lò sẽ có mùi khai.

"Bạn hãy thử tưởng tượng khi chó hoặc mèo tè bậy vào góc nhà, mùi khai sẽ xuất hiện. Đó là lúc khí amoniac được giải phóng. Quá trình này cũng vậy. Nó giải phóng amoniac như một sản phẩm phụ", ông Randall nói.

Tuy nhiên, sau 48 giờ, mùi khai trên gạch hoàn toàn biến mất và không gây nguy hại về sức khỏe. Tiến sĩ Randall cho biết thêm ngay giai đoạn một, ông cùng các học sinh sử dụng phương pháp để loại bỏ toàn bộ tác nhân gây bệnh và vi khuẩn.

Theo Đại học Cape Town, việc sử dụng nước tiểu làm gạch được thử nghiệm ở Mỹ vài năm trước. Khi ấy, các nhà khoa học sử dụng urê tổng hợp. Quá trình này đòi hỏi nhiều năng lượng để sản xuất và tốn kém.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại