Lời tòa soạn:
Kính thưa quý độc giả,
Mỗi ngày, chúng tôi đều nhận được khá nhiều thư từ, tài liệu từ bạn đọc trong và ngoài nước. Mọi thông tin đều được chúng tôi xử lý một cách nâng niu và cẩn trọng. Nhưng một vài ngày trước, tòa soạn đã nhận được một bức thư, mà khi đọc xong, tất cả chúng tôi đều lặng người đi, và khóc.
Đó là thư của chị Phạm Thị Nhí, một nạn nhân chất độc da cam ở thành phố Hồ Chí Minh.
Chị Nhí gửi riêng lá thư này cho báo điện tử Trí Thức Trẻ, với hy vọng, bằng cách nào đó, nội dung của nó đến được với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Sau khi trao đổi, chúng tôi quyết định dịch lá thư ra hai thứ tiếng Anh, Pháp và đăng trên trang. Chúng tôi mong, như vậy, những tâm sự đầy đau đớn của chị Nhí có thể đến gần hơn với Ngài Tổng thống, hay ít nhất là với những người đồng cảm, sẻ chia, ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Chị Phạm Thị Nhí (ngồi xe lăn, bên trái)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2016
Kính gửi Ngài Barack Obama!
Mấy hôm nay người dân Việt Nam đều hướng đến chuyến viếng thăm của Ngài với nhiều cung bậc cảm xúc. Người háo hức, người hy vọng, người trăn trở, người ám ảnh về cả quá khứ và tương lai.
Chắc chắn tôi không có vinh dự như những người con gái Việt Nam xinh đẹp trong chiếc áo dài thướt tha cùng những bó hoa tươi thắm, tặng Ngài khi Ngài bước xuống sân bay, nhưng trong hàng triệu ánh mắt, nụ cười xinh thân thiện của người Việt, sẽ có một người phụ nữ lặng lẽ dõi theo từ xa và trân trọng gửi đến Ngài cùng phái đoàn lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.
Thưa Ngài, tôi tên là Phạm Thị Nhí, sinh năm 1966 – sinh ra tại Quảng Nam, từ một làng quê, nơi có rất nhiều trẻ tật nguyền do di chứng chiến tranh Việt Nam. Gần 50 năm qua, kể từ lúc biết nhận thức, không lúc nào thân thể và tinh thần tôi hết đau đớn vì di chứng chất độc Dioxin.
Tôi chính là nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ hai ở Việt Nam. Những người lính Mỹ thì đã rút đi từ rất lâu rồi, nhưng nỗi đau mà họ để lại thì sẽ còn kéo dài nhiều năm tháng nữa.
Thưa Ngài, qua tivi, tôi đã thấy nhiều lần Ngài khóc. Gần đây nhất, Ngài đã rơi nước mắt khi phát biểu về những số phận của những dân thường bị tước đoạt vì súng đạn ở Mỹ.
Giọt nước mắt của một Tổng thống quyền lực như Ngài, có thể làm rung chuyển thế giới và làm thay đổi nhiều điều.
Đã là đau đớn và nước mắt, thì dù đó là đau đớn và nước mắt của một Tổng thống hay của một dân thường, thì cũng đều giống nhau và đáng được quan tâm như nhau.
Chúng tôi, những nạn nhân chất độc màu da cam, đã khóc nhiều chục năm nay, thậm chí khóc mỗi ngày mỗi tháng vì những cơn đau bị hành hạ, vì nhìn thấy tương lai tuyệt vọng bởi di chứng quái ác của nó.
Nhưng, chúng tôi không thay đổi được điều gì. Những giọt nước mắt của chúng tôi không hề làm cho những công ty sản xuất Dioxin rải xuống Việt Nam phải nghĩ lại. Những giọt nước mắt của chúng tôi không hề làm cho những người có trách nhiệm của Chính phủ Mỹ phải xem xét để có trách nhiệm với hậu họa mà họ góp phần gây ra cho dân lành.
Dù chưa gặp, nhưng tôi luôn thấy được ở Ngài một sự thân thiện tuyệt vời, có tình cảm ấp áp; một người sống có trách nhiệm, giàu tình cảm với gia đình và xã hội. Ngài luôn đề cao hòa bình, hữu nghị và công bằng.
Chính vì vậy, tôi luôn ước rằng, có dịp nào đó Ngài đến Quảng Nam quê tôi, đến Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và bao tỉnh thành khác, không chỉ để ngắm phong cảnh tươi đẹp, tiếp xúc với những người dân lam lũ hiền hòa, mà còn để bắt những bàn tay co quắp, những đôi chân teo tóp, nhưng gương mặt biến dạng vì chất độc màu da cam người Mỹ đã rải xuống đất nước hình chữ S nhiều chục năm trước.
Chắc chắn, nhìn những cảnh ấy, Ngài sẽ lại rơi nước mắt. Nạn nhân súng đạn Mỹ hay nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam, đều là con người, đều có gia đình bạn bè, đều có quyền sống và hy vọng, trước khi bị tước đoạt sự sống hay bị đày đọa thể xác và tinh thần.
Dù tôi là một nạn nhân chất độc màu da cam thế hệ thứ hai, thì tôi cũng không thể nào kể tả hết nỗi đau nửa thế kỷ ấy. Chỉ có gặp trực tiếp và cảm nhận, Ngài mới thấy siêu cường của Ngài cần có trách nhiệm trước những số phận bé mọn của mỗi nạn nhân.
3.000.000 nạn nhân ở Việt Nam (trong đó thế hệ thứ hai như tôi là khoảng 200.000 người, thế hệ thứ 3 là 80.000 người, nhiều địa phương có thế hệ thứ 4 bị phơi nhiễm) đã chờ người Mỹ đến chia sẻ, và có trách nhiệm, từ rất lâu rồi.
Đất nước xinh đẹp này đã chịu đựng quá đủ nỗi đau chiến tranh. Người Việt rất quan tâm đến nhau và quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh, nhưng chúng tôi còn nghèo, nên quan tâm thế nào đi chăng nữa vẫn còn chưa đủ để xoa dịu nỗi đau cả về vật chất lẫn tinh thần.
Những nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam vẫn đang cố gắng vươn lên, vượt qua số phận để tiếp tục sống có ích cho cộng đồng xã hội.
Nhưng nói thì nói để tự an ủi, xoa dịu nỗi đau cho nhau chứ thật ra làm sao quên được, khi nhìn thấy những ông bố bà mẹ bên những đứa con dị tật, dị dạng, người chẳng ra người? Khi phải suốt năm cùng tháng tận sống trong bệnh tật triền miên cùng những tủi hờn và mặc cảm?
Mặc dù vậy, tôi và những nạn nhân khác lúc nào cũng tâm niệm: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Chúng tôi đều vui mừng khi Ngài đến Việt Nam để hai bên kiến tạo những chiếc cầu tốt đẹp nối gần thêm hai đất nước.
Tôi biết lịch trình của một Tổng thống Mỹ rất sít sao. Chúng tôi không có trong hành trình viếng thăm của Ngài. Dù vậy, tôi rất mong Ngài những người bạn Mỹ có thiện chí, hãy lắng nghe, chia sẻ, quan tâm và thấu hiểu nỗi đau da cam để có những hành động lương tâm thực sự.
Khi Tòa án Mỹ đã phán quyết bác đơn đòi bằng chứng sự thật của chúng tôi, hàng triệu nạn nhân da cam đã đau thêm một lần nữa. Nhưng chúng tôi không nản chí: Cái sự thật là chính là số phận của những con người trong cuộc, những người phải gánh chịu bao bất hạnh thiệt thòi. Sự thật ở lương tâm lương tri của con người.
Những phụ nữ khao khát yêu thương như chúng tôi không có được thiên chức làm mẹ, những sinh linh nhỏ bé chưa kịp mở mắt chào đời đã bị tước đi quyền sống – đó là sự thật cay đắng và đau đớn nhất.
Khi vào Thành phố Hồ Chí Minh, nếu có thể xin Ngài dành chút thời gian ghé thăm Làng Hòa Bình bệnh viện Từ Dũ. Ngài sẽ không khỏi kinh ngạc khi nhìn thấy những ống nghiệm cùng nhiều bào thai chết lưu còn lưu giữ. Rồi Ngài sẽ nghe các cháu nhỏ bình thường bi bô những ước mơ bình dị.
Chứng kiến sự đối lập ấy tôi tin chắc những người có trái tin nhân ái như Ngài sẽ không cầm được nước mắt…
Tôi đã rời quê xa bố mẹ già yếu và bệnh tật để đi theo tiếng gọi của con tim, tôi cất công đi tìm hạnh phúc mà hai mươi năm nay chỉ nhận lại nỗi đau đáu một câu hỏi: Tại sao người Mỹ không dám chịu trách nhiệm?
Mòn mỏi nhiều năm nay, những nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam đã có những cuộc hành trình công lý và họ đã đến đất Mỹ với mục đích không phải để cầu xin sự bố thí ban ơn mà là muốn được phía Mỹ đừng quên trách nhiệm khi họ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và cơ thể con người Việt Nam.
Nạn nhân chất độc da cam. Ảnh: Thu An
Thưa Ngài, tôi là một người phụ nữ "3 không".
Tôi không có nhà, phải đi ở nhờ.
Tôi không dám có một mối tình vì nghèo và mặc cảm tật nguyền.
Tôi không chồng, nhưng tôi cũng không thể làm mẹ. Tôi không thể có một đứa con khi nghĩ rằng ra đời nó sẽ không lành lặn. Dù có khoa học hiện đại tầm soát, nhưng người mẹ nào đành lòng rũ bỏ con mình khi còn trong trứng nước?
Những sự thật đó là quá rõ ràng, nhiều nhà khoa học đã kết luận về hậu họa của Dioxin rồi, thế thì tại sao người Mỹ lại cố tình không rõ.
Khi ta còn một trái tim thì ta phải còn biết đau, biết chia sẻ chứ, có phải không thưa Ngài Tổng thống Mỹ?
Tôi đã trăn trở rất nhiều và cuối cùng mong được tìm sự công bằng cho những nạn nhân da cam và những người bất hạnh nói chung nên tôi đã quyết định: Hiến thân thể của mình cho Y học.
Các nhà khoa học Mỹ và thế giới có thể dùng cơ thể tôi, để nói với người Mỹ rằng hậu quả của Dioxin mà Mỹ đã rải xuống Việt Nam vô cùng tàn khốc. Khi ấy tôi cũng sẽ mãn nguyện nơi chín suối.
Thưa Ngài Tổng thống Barack Obama!
Tôi mong muốn lá thư này sẽ tới được đôi tai biết lắng nghe của Ngài và những người Mỹ có trách nhiệm. Tôi cũng mong muốn báo chí Việt Nam và thế giới lắng nghe tâm sự của một phụ nữ tật nguyền, cùng vào cuộc để công lý, công bằng và trách nhiệm lương tâm, lòng bác ái cùng lên tiếng. Đừng để chúng tôi tiếp tục phải kêu lên những tiếng trong vô vọng nữa.
Một lần nữa, kính chúc Ngài cùng gia đình nhiều sức khỏe, hạnh phúc.
Trân trọng kính chào Ngài!
Phạm Thị Nhí
Email: nhiorange@gmail.com
331 Trần Hưng Đạo, P10, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
---
Ho Chi Minh City, May 22, 2016
To Mr. Barack Obama, President of the United States of America,
These past few days, people from all walks of life in Vietnam have been looking forward to your visit, but with mixed feelings and a wide range of emotion. Some excited, others hopeful, a few concerned, and many still haunted by memories of the past and visions for the future.
One thing, though, is for certain, I will not have the privilege to stand alongside those beautiful Vietnamese ladies, donning our traditional "áo dài" and handing you bukkakes of flowers as you arrive at the airport.
But behind all those friendly smiles that greet you there, there's this one woman silently watching from afar, who would like to extend to you, as well as the rest of the US envoy, a warm welcome and all the best wishes.
Mr. President, my name is Phạm Thị Nhí.
I was born in 1966, in a small village in the province of Quang Nam, where many children are suffering from disabilities as a result of war legacies.
As for me, for almost 50 years ever since I learned how to perceive things around me, there has never been a moment when I was not physically and mentally suffering from the effects of dioxin.
I am a second-generation victim of Agent Orange in Vietnam. American soldiers are long gone, yet the pain that's left behind still remains, and will remain for years to come.
Mr. President, I've seen you cry on TV many times before. On one of the most recent occasions, you shed a few tears while speaking about lives of innocent Americans being taken away by gun violence.
I know that the tears of a powerful leader like you are capable of global impact, are capable of leading to many changes.
But to me, when it comes to pain and tears, be it the pain and the tears of a President or any other person, they are all the same, and should deserve the same level of attention.
We, the victims of Agent Orange, have seen tears streaming down our faces for dozens of years now. Every single day, we cry tears of pain, and even when the pain subsides, we cry tears of despair thinking about a grim future awaiting us, a future filled with endless suffering from this wicked poison.
There's nothing we can do about it.
Our tears did not make chemical companies think twice about producing the dioxin that was dropped on Vietnam.
Our tears did not make those calling the shots in the U.S. government even consider thinking about the responsibilities they should face after causing such catastrophic consequences to innocent citizens.
I've never met you, Mr. President, yet I could see in you a sense of affability, of friendliness. You're a responsible man, a loving father and husband, and a compassionate leader. You've always valued peace, friendliness, and equality.
Because of that, I wish you could come to my hometown Quang Nam someday, or to Quang Tri, Hue, Da Nang, and many other provinces here in Vietnam.
You'll enjoy the beautiful scenery here, and you'll get to meet wonderful, hard-working Vietnamese.
But you'll also shake hands with those who have lost a limb, exchange a smile with those with cleft palates, all because of one decision made decades ago by your predecessors.
I'm sure you will shed a tear while doing so.
Máy bay Mỹ rải chất độc da cam trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh tư liệu
Victims of gun violence in America, like those suffering from the effects of Agent Orange in Vietnam, are human beings. All of them have their own families and friends, all share the right to live and to hope, instead of having their right taken away from them, or having to suffer both physically and mentally.
Even though I am a second-generation Agent Orange victim, I cannot fully describe the pain that has persisted through half a century. Only by witnessing it first-hand will you realize that your superpower of a nation needs to take responsibility for the suffering of each and every victim.
3.000.000 victims in Vietnam (200.000 of those are second-generation like me, 80.000 are third-generation, and in some places there have been reports of fourth-generation exposure) have been waiting for that a long time ago.
This beautiful country has gone through more than its fair share of pain and suffering from war. The people of Vietnam care for each other, we care for the lives of the unfortunate, but no matter how much we care, our circumstances will always prevent us from easing the pain, both materialistically and emotionally.
The victims of Agent Orange in Vietnam are always fighting, to rise above hardships, and make positive contributions to the community.
But we say that mainly to comfort ourselves and ease the pain, because it's impossible to stay positive when every day you go out there, you see images of handicapped fathers and mothers with their exposed children, whose faces are barely recognizable, as they struggle through their daily dose of pain, pitying themselves and feeling left out.
Even so, I and other victims always have one thing on our mind: that is to leave the past behind, and look to the future. We are all happy to see you come to Vietnam, to see the two nations building new bridges to move closer to one another.
I understand that your schedule is packed, and that we are not part of your agenda. Yet, I hope that you and your fellow Americans will show compassion, to listen, to share, to care, and to sympathize with our pain, and later converting that into real action.
When the United States District Court for the Eastern District of New York in Brooklyn dismissed our lawsuit, millions of Agent Orange victims once again felt the pain. But we will not give up: the truth lies in the lives of those directly involved, those who have gone through endless sufferring; the truth lies in humanity's conscience.
Women like me, dying to love and be loved, will never get to fulfill our vocation of motherhood. The poor little souls who have their lives taken away from them even before birth: those are the most bitter and painful truths.
When you visit Ho Chi Minh city, if you can, please take some time to drop by Peace Village Từ Dũ. You will undoubtedly be struck by images of dead fetuses stored in tubes. Then you'll hear normal, little kids talk about their simple dreams in the most innocent ways possible. I'm sure the stark contrast will reduce someone with a warm heart like yours to tears.
I have left my hometown, leaving behind my ailing parents to listen to my heart. I've made sacrifices on my quest to pursue happiness, yet for the past 20 years, all I ever receive was one burning question: why can't the Americans stand up and take responsibility for what they've done?
All these years, the victims of Agent Orange in Vietnam have embarked on quests for justice to America, not to ask for pity, but to demand Americans to take responsibility for the serious consequences that their action has caused to the environment as well as the well-being of Vietnamese.
Mr. President, there are 3 things I can never afford.
I can't afford a home, and always have to rely on others for shelter.
I can't afford to love, for my disability and dire circumstances would prove too much for my significant other to bear.
I can't afford to have a family. A long time ago, I've come to realize that I could never bear my own child. I could never have a child knowing full well that my kid will have to suffer.
The truth is evident, many scientists have spoken about the dangerous ramifications of dioxin, yet why are Americans still turning a blind eye?
As long as our heart still beats, we should know what pain feels like, we should know what it means to sympathize. Isn't that right, Mr. President?
I have thought about this for a long time, and ultimately all I ever wanted was to find justice for all the victims of Agent Orange. Thus, I have reached a decision to donate my body for medical research.
American scientists as well as scientists from around the world can use my body as proof, to make Americans aware of the devastating consequences that their use of dioxin during the war has led to. Should that happen, I can die happy knowing that all my sacrifice would be worthwhile.
To Mr. Barack Obama, President of the United States of America,
I wish that this letter reaches you and all those Americans responsible. I also wish that Vietnamese and worldwide media would lend me an ear, listen to my story, and join me on this quest for justice. Don't let us cry in desperation any longer.
Once again, best wishes to you, Mr. President, and your family.
Sincerely,
Phạm Thị Nhí
Email: nhiorange@gmail.com
331 Trần Hưng Đạo, P10, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
---
Ho Chi Minh ville le 22 mai 2016
Monsieur Barack Obama,
Ces derniers jours, les vietnamiens attendent votre visite avec différents sentiments. Certains avec enthousiastes, certains avec espoirs, ou soucis, ou encore des obsessions du passé et de l'avenir.
Je n'aurai sûrement pas l'honneur d'être parmi les belles filles vietnamiennes habillées de "ao dai" pour vous accueillir avec de beaux bouquets de fleurs à votre arrivée à l'aéroport. Mais parmis des milliers de yeux et des sourires qui vous suivent au Vietnam, il y en aura venant de loin d'une femme silencieuse et elle vous envoie, a vous et a votre délégation, ses meilleurs vœux de santé et de bonheur.
Monsieur le Président, je m'appelle Pham Thi Nhí, née en 1966 a la province de Quang Nam ou il y a beaucoup d'enfants handicapés à cause de la guerre au Viêt Nam. Depuis près de 50 ans, a partir du moment ou je commence à posséder la connaissance des choses, je n'ai jamais cessé d'avoir mal, physiquement et moralement à cause du dioxine.
Je suis victime deuxième génération au Vietnam. Les soldats américains sont partis il y a longtemps mais les douleurs qu'ils ont laissées vont durer encore plusieurs années.
Monsieur le Président, via la télévision, je vous ai vu pleurer plusieurs fois. La fois la plus récente, c'était quand vous faisiez un discours sur la morts des habitants suite a une fusillade aux États Unis.
Les larmes d'un président avec beaucoup de pouvoir comme vous peuvent faire bousculer le monde et faire changer beaucoup de choses.
Quand il s'agit de douleurs et des larmes, qu'elles viennent d'un président ou bien d'un habitant, c'est la même chose et cela mérite la même attention.
Nous, les victimes de l'agent orange ont pleuré pendant plusieurs dizaines d'années, et nous pleurons chaque jour chaque mois encore de douleur, et de voir notre avenir dans le désespoir à cause des conséquences de l'agent orange.
Mais nous ne pouvons rien changer. Nos larmes ne touchent pas les entreprises ayant produit de l'agent orange qui a été semé au Viêt Nam. Nos larmes ne font pas penser les responsables du gouvernement américains a leurs responsabilités de ce qu'il nous ont causés.
Nhiều năm sau chiến tranh, vẫn còn những em bé sinh ra không được nguyên vẹn hình hài vì hậu quả chất độc da cam. Ảnh Thu An.
Même si je ne vous ai pas rencontré, je vois toujours en vous une grand hospitalité, des sentiments chaleureux; une personne avec responsabilité et attachement a la famille et a la société. Vous mettez toujours en valeur la paix, la fraternité et l'égalité.
Pour cette raison, j'ai toujours espéré qu'un jour, vous rendrez visite a mon pays natal Quang Nam, a Quang Tri, Hue et Da Nang et aussi d'autres provinces, non seulement pour voir ses beaux paysages et ses habitants travailleur et aimables, mais aussi pour serrer les mains recroquevillées, les jambes atrophiées et les visages déformées à cause de l'agent orange apporté par les américains il y a plusieurs dizaines d'années.
Sûrement vos larmes tomberont en voyant tout cela. Que ce soit des victimes des fusillades aux États Unis ou des victimes de l'agent orange au Vietnam, ce sont tous des êtres humaines qui ont une famille, des amis, qui ont leur droit de vivre et d'espérer avant d'être tués ou bien torturés physiquement et moralement.
Même si je suis une victime de deuxième génération, je ne suis pas capable de vous raconter cette douleur d'une demie siècle. C'est seulement en venant la voir de votre propres yeux que vous vous rendrez compte que votre pays puissant doit prendre ses responsabilités devant tous ces victimes.
3.000.000 de victimes au Vietnam, donc 200.000 de victimes de deuxième génération et 80.000 victimes de troisième génération et des possibles victimes de quatrième génération, attendent depuis longtemps le retour des américains pour partager et prendre ses responsabilités.
Notre joli pays a subi suffisamment des douleurs de guerre. Les vietnamiens ont une très grande solidarité et une grande attention aux malheurs des autres mais nous sommes encore pauvres. Nos attentions ne suffissent pas pour adoucir les douleurs physiques et mentales des victimes.
Ces victimes font chaque jours des efforts pour survivre et surmonter leurs difficultés afin de se rendre utile a la société.
Mais il est impossible d'oublier ces douleurs en voyant des enfants handicapés, en devant cohabiter en permanent avec les maladies avec complexité.
Malgré tout cela, moi même et les autres participants ont toujours pensé qu'il faut fermer les pages du passé et regarder vers l'avenir. Nous sommes contents que vous veniez au Viêt Nam afin d'établir de bonnes relations qui rapprocheront nos deux pays.
Je suis consciente que l'agenda d'un président des état unis est très chargé. Nous ne nous retrouvons pas dans votre programme de visite. Malgré cela, je souhaite que vous et vos amis qui ont une bonne volonté, vous restiez a l'écoute et partagiez et faisiez l'attention à nos douleurs et que vous agissiez.
Lorsque la cour des États Unis a jeté notre plainte, des milliers des victimes ont mal encore une fois. Mais nous ne nous décourageons pas. La vérité réside dans nos destins, le destin des victimes. La vérité réside aussi dans la conscience des gens.
Les femmes comme nous qui ne peuvent pas être maman, ou les petits êtres qui sont partis même avant de naître font une vérité des plus amers et douloureux.
Quand vous serez a Ho-Chi-Minh-ville, veuillez visiter le village Hoa Binh a l'hôpital Tu Du, vous serez étonnés de voir le nombre de fœtus morts, puis vous écouterez des petits vous parlant des rêves simples dans la vie. Ce contraste vous fera certainement pleurer.
Je me suis séparée de mes vieux parents pour suivre l'appel de mon cœur, pour la recherche de mon bonheur mais pourquoi tout ce que j'ai reçu n'est que la non réponse a la question: Pourquoi les américains ne prennent pas responsabilité ?
Les victimes de l'agent orange se sont battus depuis plusieurs années pour la justice. Ils sont venus aux États Unis non pas pour demander des faveurs mais pour que les américains n'oublient pas leurs responsabilités vis à vis des conséquences graves qu'ils ont laissées au vietnamiens et à notre environnement.
Monsieur le Président, il y a trois choses impossibles pour moi.
C'est impossible pour moi d'avoir une maison.
C'est impossible pour moi d'aimer quelqu'un, à cause de la pauvreté et complexité.
C'est impossible pour moi d'avoir une famille. Je ne peux pas avoir un enfant quand je sais qu'il sera né handicapé. Même avec les techniques modernes de la science aujourd'hui qui permette une vérification avant la naissance du bébé, je ne me sens pas capable de l'abandonner quand il est dans mon ventre.
Ces vérités sont claires, plusieurs scientifiques ont donné des conclusions concernant les conséquences de la dioxine. Pourquoi les américains font l'exprès de l'ignorer ?
Quand on a une coeur, on sens le mal, on sais partager, n'est ce pas Monsieur le Président ?
J'ai beaucoup réfléchi et j'espère retrouver la justice a tous les victimes de l'agent orange et a tous les malheureux en général, j'ai donc décidé de donner mon corps a des buts médicaux.
Les scientifiques américaines et dans le monde pourront utiliser mon corps pour montrer aux américains que les conséquences de la dioxine au Viêt Nam sont extrêmement cruelles. Je serai donc content de l'autre côté du monde.
Monsieur le Président,
Je souhaite cette lettre vous parviendra ainsi qu'aux américains responsables. Je souhaite aussi qu'elle soit lue par la presse mondiale et du Viêt Nam, c'est la voix d'une femme handicapée souhaitant la justice, l'égalité et la responsabilité. Ne nous laissez pas dans le silence.
Encore une fois, mes vœux de santé et de bonheur a vous et a votre famille
Pham Thị Nhí
Email: nhiorange@gmail.com
331 Trần Hưng Đạo, P10, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.