Lạ mắt những chú gà ngậm hoa "múa" trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng

Ngọc Tú |

Vào ngày Rằm tháng Giêng, nhiều dòng họ ở Hà Tĩnh chọn để làm ngày cúng tế tổ tiên nên những mâm cỗ cúng được trang trí đẹp mắt, đặc biệt là mâm xôi gà với đủ tư thế.

Lạ mắt những chú gà ngậm hoa múa trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 1.

Đã thành thông lệ thường niên, ngày Rằm tháng Giêng những dòng họ như Nguyễn Đình, Nguyên Xuân ở các xã Thạch Châu, Bình An.... (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại tổ chức lễ cúng tế tổ tiên. Những mâm cỗ của các dòng họ này luôn được trang trí đẹp mắt, độc đáo dâng lên tổ tiên.

Lạ mắt những chú gà ngậm hoa múa trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 2.

Người dân quan niệm những mâm cỗ dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên luôn phải đẹp trong ngày Rằm đầu năm mới để tri ân tổ tiên, cầu mong cho dòng họ bình an, phát triển.

Từ sáng sớm, các gia đình trong dòng họ dậy từ rất sớm để chuẩn bị mâm cỗ cúng. Mâm cỗ chủ yếu là hoa quả, cau trầu, rượu trắng, một con gà trống, xôi.

Lạ mắt những chú gà ngậm hoa múa trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 4.

Trong đó gà cúng là quan trọng nhất khi được các gia đình bày biện đủ tư thế bay, đứng, quỳ, ngồi rất đẹp mặt.

Lạ mắt những chú gà ngậm hoa múa trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 5.

Những chú gà được bày lên mâm cỗ phải rất cẩn thận và tỉ mỉ. Nếu không, những chú gà đứng, bay có thể ngã xuống bất cứ lúc nào.

Lạ mắt những chú gà ngậm hoa múa trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 6.

Anh Nguyễn Đình Tuấn (trú xã Thạch Châu, Lộc Hà) chia sẻ, để hoàn thành được một con gà có thế đứng, quỳ, bay… đáp ứng đúng yêu cầu phải mất khoảng 3 tiếng đồng hồ và không phải ai cũng làm được.

Lạ mắt những chú gà ngậm hoa múa trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 7.

Gà chọn làm cỗ "gà bay" phải được lựa chọn kỹ càng: gà già với trọng lượng khoảng 3-5 kg, đẹp mã. Khâu cắt tiết, vặt lông phải hết sức cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến da gà. Sau khi làm sạch, gà được tạo thế bay, quỳ, đứng, ngồi… với sự hỗ trợ của dây thép, lạt giang.

Lạ mắt những chú gà ngậm hoa múa trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 8.

Công đoạn luộc gà phải dùng loại nồi chuyên dụng, kích thước lớn. Khi luộc phải căn chỉnh lửa, thời gian sao cho phù hợp để gà vừa chín mà không bị nứt. Muốn gà giữ được màu sắc tươi sáng, không bị thâm đen cũng phải biết cách ngâm gà qua nước muối pha loãng với tỷ lệ hợp lý.

Lạ mắt những chú gà ngậm hoa múa trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 9.

Với bàn tay khéo léo, không chỉ gà cúng được tạo hình theo các tư thế mới lạ, con cháu dòng họ còn nghĩ ra những cách bày biện rất độc đáo khiến nhiều người đến cúng rằm phải trầm trồ, xuýt xoa.

Lạ mắt những chú gà ngậm hoa múa trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 10.

Nhiều chú gà được cho ngậm hoa trang trí khi dâng lên cúng rất đẹp mắt.

Ông Nguyễn Đình Tịnh - Trưởng ban nghi lễ dòng họ Nguyễn Đình cho biết, Rằm tháng Giêng là một dịp lễ trọng để tri ân tổ tiên, gắn kết tình thân trong dòng họ. "Dòng họ toàn bộ có 500 đinh. Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị 1 cỗ đi họ để cúng bái tổ tiên. Trước khi tổ chức cúng rằm, sẽ tổ chức họp họ, vào họ cho các cháu mới sinh, ghi tên vào gia phả của dòng tộc. 13h mới hạ lễ", ông Tịnh cho biết.

Lạ mắt những chú gà ngậm hoa múa trên mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 12.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tục tế họ Rằm tháng Giêng ở nhiều dòng họ không được tổ chức long trọng, quy mô lớn như những năm trước. Tuy nhiên hầu hết các gia đình tại các dòng họ vẫn mang mâm cúng lễ đến nhà thờ để dâng lên tổ tiên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại