Kỹ thuật quay phim cực sáng tạo của "Tây Du Ký": Long cung, cân đẩu vân hóa ra được tạo nên như thế này

Thu Thảo |

Tại sao đoạn làm phim có thể thực hiện được những thước phim ấy khi công nghệ quay phim và kỹ xảo điện ảnh còn vô cùng lạc hậu?

"Tây Du Ký" chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ với khán giả đại chúng. Kể từ khi phiên bản đầu tiên của bộ phim được lên sóng vào năm 1986, khán giả mới biết đến hình hài của những nàng tiên, yêu quái, long vương... Các kỹ xảo trong phim lần đầu được xuất hiện, mang lại cái nhìn khác lạ, mới mẻ so với thế giới điện ảnh đơn sơ thời bấy giờ.

Tại sao đoạn làm phim có thể thực hiện được những thước phim ấy khi công nghệ quay phim và kỹ xảo điện ảnh còn vô cùng lạc hậu? Hãy cùng điểm qua những kỹ thuật vô cùng sáng tạo đã được đoàn làm phim ứng dụng để thực hiện bộ phim kinh điển này.

Kỹ thuật quay phim cực sáng tạo của Tây Du Ký: Long cung, cân đẩu vân hóa ra được tạo nên như thế này - Ảnh 1.

Để tạo hiệu ứng lướt giữa những đám mây, đoàn làm phim sẽ sử dụng ván trượt để đẩy. Làn khói trắng được dùng để tạo khung cảnh thần tiên thực chất là có người bên dưới tạo bằng đá khô.

Kỹ thuật quay phim cực sáng tạo của Tây Du Ký: Long cung, cân đẩu vân hóa ra được tạo nên như thế này - Ảnh 2.

Cuộc sống sinh hoạt dưới long cung thực tế chỉ là một bể cá được đặt trước máy quay.

Kỹ thuật quay phim cực sáng tạo của Tây Du Ký: Long cung, cân đẩu vân hóa ra được tạo nên như thế này - Ảnh 3.

Những cảnh bay lượn sử dụng dây mỏng để đỡ diễn viên. Dây đỡ chịu lực kém đã từng làm nhiều diễn viên ngã khi thực hiện các cảnh quay.

Kỹ thuật quay phim cực sáng tạo của Tây Du Ký: Long cung, cân đẩu vân hóa ra được tạo nên như thế này - Ảnh 4.

Các hiệu ứng động, quay chóng mặt hay xoay cả bầu trời đều nhờ đến cách xử lý thủ công của máy quay.

Hầu hết các cảnh quay kỹ xảo của bộ phim được thực hiện bằng các phương pháp đơn sơ trên nhưng trước "Tây Du Ký", ở Trung Quốc cũng như Châu Á chưa từng có bộ phim nào có thể hiện thực hóa thế giới ảo trên màn ảnh như vậy.

Ngày nay khi công nghệ đã phát triển, có rất nhiều dự án dựng lại bộ phim "Tây du Ký" xưa nhưng đều không đem lại thành công. "Tây Du Ký" phiên bản 1986 vẫn mang giá trị thẩm mỹ lớn, chứa đựng toàn bộ ánh hào quang của thể loại phim truyền hình. Phim mang nét cổ điển, trang nghiêm xuyên suốt mà không một tác phẩm hiện đại nào đủ khả năng làm lại thành công.

Tham khảo từ Zhihu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại