Kỳ lạ tập đoàn cơ khí lớn nhất thế giới không thể chế tạo một chiếc cờ lê

Vũ Anh |

Thay vì làm thủ công, nhà máy Craftsman mới tập trung tự động hóa phần lớn quy trình sản xuất và kết cục dẫn đến thất bại.

Kỳ lạ tập đoàn cơ khí lớn nhất thế giới không thể chế tạo một chiếc cờ lê - Ảnh 1.

Stanley Black & Decker nhiều năm về trước đã cho xây dựng một nhà máy trị giá 90 triệu USD ở rìa Fort Worth, Texas, với tham vọng đánh bóng các sản phẩm ‘Made in USA’ của thương hiệu Craftsman. Thế nhưng, dây chuyền này đã phá sản. Những công cụ lẽ ra được đến tay hàng triệu người tiêu dùng nay khó tìm đến mức bị coi như đồ cổ.

Hơn 3 năm sau khi động thổ, Stanley đóng cửa nhà máy, sau đó rao bán phần lớn tài sản. Hệ thống độc nhất vô nhị của nhà máy Craftsman từng được kỳ vọng có thể tạo ra các bộ dụng cụ với mức chi phí ngang bằng với Trung Quốc, song theo chia sẻ của các cựu nhân viên, dây chuyền này gặp rất nhiều vấn đề khó giải quyết.

“Đây từng được coi là sự khác biệt. Đáng lẽ nó phải mang thương hiệu Craftsman trở lại. Tôi chuyển từ Bắc Carolina đến Texas vì kỳ vọng đó và rồi nó hoá thảm hoạ”, Tom Felty, cựu kỹ sư nhà máy, cho biết.

Đáp lại, Stanley đổ lỗi cho một số nguyên nhân ngoại cảnh.

“Chúng tôi đã nỗ lực để chế tạo các công cụ cơ học Craftsman theo một cách mới mẻ và sáng tạo. Tuy nhiên, dịch COVID-19, thách thức trong chuỗi cung ứng, cùng công nghệ không đáp ứng kỳ vọng đã dẫn đến quyết định ngừng hoạt động”, một phát ngôn viên nói.

Quyết định này đánh dấu một bước ngoặt đối với nhà sản xuất công cụ có trụ sở tại New Britain vốn đã dành phần lớn thời gian trong suốt 14 năm theo đuổi mục tiêu tăng trưởng. Stanley sáp nhập với Black & Decker vào năm 2010 - một thương vụ biến công ty trở thành gã khổng lồ của ngành, đồng thời mang lại doanh thu gần 17 tỷ USD vào năm ngoái.

Kỳ lạ tập đoàn cơ khí lớn nhất thế giới không thể chế tạo một chiếc cờ lê - Ảnh 2.

Thay vì làm thủ công, nhà máy Craftsman mới tập trung tự động hóa phần lớn quy trình sản xuất và kết cục dẫn đến thất bại.

Craftsman, đóng góp hơn 1 tỷ USD trong tổng số đó, là một phần quan trọng của kế hoạch mở rộng. Trong nhiều thập kỷ, đây là thương hiệu hàng đầu của Sears - công ty đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất Mỹ để sản xuất các công cụ cơ khí, chẳng hạn như cờ lê. Đây là món đồ không thể thiếu trong các gara Mỹ, tuy nhiên sau khi Sears cắt giảm chi phí bằng cách chuyển sản xuất sang Trung Quốc, người dùng cho biết chất lượng của sản phẩm giảm sút đi rất nhiều.

Stanley mua lại Craftsman vào năm 2017 với giá 900 triệu USD - một thỏa thuận mà Giám đốc điều hành lúc đó là James Loree kỳ vọng sẽ mang đến cơ hội “tái Mỹ hóa” thương hiệu. Công ty đã bắt đầu lắp ráp thước dây Craftsman, máy nén khí và một số các sản phẩm khác tại Mỹ.

Năm 2019, nhà máy tại Fort Worth được khánh thành. Giám đốc điều hành khi đó cho biết, tự động hóa và các kỹ thuật sản xuất tiên tiến khác sẽ cho phép nhà máy cạnh tranh về chi phí với nhiều sản phẩm nhập khẩu khác.

“Chúng tôi có một nhóm kỹ sư tâm thuyết. Chúng tôi đã nghĩ ra thứ công nghệ chưa từng được sử dụng trước đây”, Steve Stafstrom, phó chủ tịch phụ trách hoạt động toàn cầu của Stanley vào thời điểm đó, nói.

Thay vì làm thủ công các sản phẩm như tại nhà máy ở Farmers Branch, nhà máy Craftsman mới tập trung tự động hóa phần lớn quy trình sản xuất. Phương pháp được cho là sẽ tăng năng suất cao hơn nhiều so với quy trình chế tạo truyền thống.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch (theo lời đại diện nhà máy), hệ thống đã không được kiểm tra đúng cách trước khi đi vào sản xuất quy mô lớn. Một số sản phẩm cờ lê đã bị biến dạng.

“Họ đã chi hàng triệu USD để cố gắng làm cho những chiếc máy đó hoạt động nhưng không thể”, Felty, một kỹ sư mạ điện cho biết.

Theo: WSJ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại