Kỳ lạ ở mảnh xương hàm 300.000 năm tuổi ở Trung Quốc

Hà Thu |

Các nhà nhân chủng học ở Trung Quốc đã khai quật được những mảnh xương hàm dưới có thể thuộc về một dòng người chưa được biết đến.

Kỳ lạ ở mảnh xương hàm 300.000 năm tuổi ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Máy tính tạo hộp sọ người hualongdong Middle Pleistocene

Theo một nghiên cứu mới, chiếc xương có niên đại khoảng 300.000 năm thuộc về một thiếu niên trẻ tuổi và có đặc điểm độc đáo của người cổ xưa và hiện đại.

Dòng dõi con người đã tuyệt chủng

Trong 10 năm qua, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hài cốt của ít nhất 16 cá nhân tại địa điểm Hualongdong ở phía đông miền trung Trung Quốc, cách Bắc Kinh khoảng 1.200 km về phía nam.

Tại Hualongdong, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hộp sọ gần như hoàn chỉnh mà họ gọi là HLD 6. Các nghiên cứu ban đầu vào năm 2019 và 2021 cho thấy cá nhân này, có thể chết năm 12 đến 13 tuổi, có khuôn mặt giống người hiện đại nhưng hộp sọ trông giống Homo sapiens sớm nhất.

Sau khi phát hiện ra một mảnh xương hàm mới — hàm dưới — của HLD 6 vào tháng 12 năm 2020, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra và tái tạo lại xương để phân tích thêm.

Các nhà nghiên cứu viết: “Hàm dưới HLD 6 thể hiện một mô hình khảm có một số đặc điểm thường thấy ở các vượn nhân hình cổ xưa trong kỷ Pleistocene giữa, người hiện đại về mặt giải phẫu ở cuối kỷ Pleistocene và người hiện đại gần đây”.

Phần lớn khuôn mặt của hộp sọ cổ này giống với dòng người hiện đại tách ra từ người homo erectus 750.000 năm trước. Tuy nhiên, việc không có cằm khiến HLD 6 giống với một loài người cổ đại đã tuyệt chủng khác, người Denisovan - vốn tách khỏi người Neanderthal 750.000 năm trước. Điều này có nghĩa là hộp sọ HLD 6 hoàn toàn là một dòng khác, một liên kết giữa 2 nhánh của người hiện đại.

Theo Live Science

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại