Kỳ lạ ngôi sao lớn hơn Mặt Trời gần 2.000 lần nhưng có trọng lượng cực nhẹ

Ngọc Nga |

Ngôi sao lớn nhất hiện nay là UY Scuti, một thiên thể khổng lồ màu đỏ rực trong chòm sao Scutum. Ngôi sao này nằm cách Trái Đất tầm 9.500 năm ánh sáng.

Theo các nhà khoa học, thành phần của ngôi sao UY Scuti bao gồm hydro, heli và các nguyên tố nặng hơn thành phần hóa học của Mặt Trời. Tuy nhiên, ngôi sao này có đường kính lớn gấp 1.708 lần so với Mặt Trời.

Theo Epoch Times, đường kính của UY Scuti là gần 1,2 tỷ km, trong khi chiều dài chu vi là 7,5 tỷ km. Với kích thước này, một người cần 950 năm để bay vòng quanh ngôi sao bằng máy bay thương mại. 

Thậm chí, ánh sáng phải mất 6 tiếng 55 phút để chuyển động quanh ngôi sao UY Scuti. Nếu thay thế Mặt Trời, bề mặt của UY Scuti sẽ nằm giữa quỹ đạo của sao Mộc và sao Thổ và Trái Đất sẽ bị ngôi sao nuốt chửng.

Với kích thước khổng lồ và trọng lượng gấp 20 - 40 lần Mặt Trời, ngôi sao UY Scuti có mật độ phân tử khí là 7×10⁻⁶ kg/m³, tức kém đặc hơn một tỷ lần so với nước. Về lý thuyết, nếu có thể đặt trong một bể nước đủ lớn, hành tinh này sẽ nổi lên.

Mặc dù UY Scuti có thể sở hữu kích thước lớn nhất vũ trụ nhưng không đứng đầu về khối lượng. Nhà vô địch xét theo khối lượng trong vũ trụ là ngôi sao R136a1, nằm trong Đám mây Magellan lớn, cách Trái Đất 165.000 năm ánh sáng. 

R136a1 cũng có khí quyển gồm hydro, heli và các nguyên tố nặng hơn. Bán kính của nó lớn gấp 35 lần Mặt Trời nhưng có khối lượng nhiều hơn gấp 265 lần.

Theo các nhà khoa học, ngôi sao này đã mất đi khối lượng bằng 55 Mặt Trời trong 1,5 triệu năm tồn tại. R136a1 thuộc loại sao kém ổn định. Nó có khí quyển màu xanh dương và phát ra những cơn gió mặt trời siêu mạnh, di chuyển ở vận tốc 2.600 km/s.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngôi sao UY Scuti là một ngôi sao đang chết, nhiên liệu hydro đã cạn kiệt và lớp vỏ ngoài ngôi sao nở ra ngày một mãnh liệt, trong khi lực hấp dẫn lại nén mạnh vật chất vào lõi ngôi sao. Hậu quả của sự giằng co này sẽ là một vụ nổ kết thúc cuộc đời ngôi sao.

Theo dự đoán của các nhà khoa học, ngôi sao UY Scuti có thể sẽ trở thành một siêu tân tinh vào năm 2900

Được biết, vào năm 1860, ngôi sao UY Scuti lần đầu tiên được xếp vào mục lục thiên văn bởi các nhà thiên văn học Đức tại Đài quan sát Bonn trong cuộc khảo sát bầu trời sao để bổ sung cho cuốn Bonner Durchmusterung Stellar Catalogue. Nó được đặt tên BD -12 5055, ngôi sao thứ 5055 giữa 12 ° S và 13 ° S kể từ 0h xích kinh.

Vào mùa hè năm 2012, các nhà thiên văn học làm việc tại Kính viễn vọng cực lớn (Very Large Telescope) ở sa mạc Atacama - Chile đã đo các thông số của 3 "supergiants" gần khu vực Trung tâm Ngân hà là UY Scuti, AH Scorpii và KW Sagittarii. 

Họ xác định rằng cả ba đều lớn hơn Mặt Trời 1.000 lần, nằm trong những ngôi sao lớn nhất được biết đến. Kích thước các ngôi sao được xác định bằng cách sử dụng Rosseland Radius, vị trí mà tại đó độ sâu quang học là 2/3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại