Đó chính là khả năng tấn công theo phương ngang. Theo đó, từ ba mẫu vật chưa từng gặp trước đó, các nhà khoa học tìm thấy một loài rắn stiletto mới. Chúng hiện đang sinh sống tại phía đông nam Guinea và tây bắc Liberia.
Loài rắn độc chưa từng được biết đến trước đó, được các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu đặt tên là Atractaspis branchi, nhằm mục đích vinh danh giáo sư William Roy Branch, một nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu thế giới về loài bò sát người châu Phi, đã qua đời vào tháng 2/2017.
Những con rắn stiletto có khả năng là loài đặc hữu ở khu vực này.
Các nhà khoa học phát hiện ra một loài rắn độc mới, có khả năng tấn công theo phương ngang.
Theo các nhà nghiên cứu chia sẻ, loài rắn này có khả năng cắn ngang vì chúng có cấu tạo răng nanh hướng sang ngang, điều này cho phép tấn công con mồi theo một phương thức khác thường, tiêm nọc độc vào con mồi mà thậm chí là khi đang ngậm miệng.
Đôi khi được gọi là rắn độc đào đất, mặc dù nọc độc của phần lớn loài rắn stiletto không đủ mạnh để đoạt mạng con người, nhưng một số loài sở hữu độc có thể gây ra hoại tử mô nghiêm trọng.
Nhóm các chuyên gia nghiên cứu cho biết: "Việc phát hiện ra một loài rắn đào hang mới và có thể là sinh vật đặc hữu tới từ những cánh rừng ở phía tây Thượng Guinea không phải là bất ngờ lớn. Tuy nhiên, cần phải tiến hành khảo sát thêm nhằm phân tích về phạm vi sinh sống của loài rắn này, đồng thời thu thập thêm thông tin về nhu cầu sinh thái và các đặc tính sinh học của nó".
Loài rắn này có thể tiêm nọc độc vào cơ thể con mồi ngay cả khi nó đang ngậm miệng.
Loài rắn này có lẽ thích sinh sống ở khu vực bìa rừng hoặc rừng mưa nguyên sinh. Các nhà khoa học đã tìm thấy một mẫu vật tại thảm thực vật ở trong rừng đất thấp thuộc Liberia, trong khi hai mẫu vật khác lại được thu thập từ giữa các cây chuối, cà phê và sắn ở Guinea.
Kết quả nghiên cứu về loài rắn độc mới được công bố trên tạp chí Zoosystematics and Evolution, nhằm cung cấp thêm bằng chứng cho thấy sự đa dạng sinh học tại khu vực này.
Tham khảo ảnh/nguồn: Independent