Người máy Ai-Da và bức chân dung tự họa của cô tại triển lãm ở London.
Những bức vẽ đáng ngạc nhiên này đã ra đặt câu hỏi về vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong xã hội loài người và thách thức ý tưởng rằng nghệ thuật là đặc điểm riêng có của con người.
Ai-Da là một người máy nghệ sĩ được hỗ trợ bởi AI, thuật toán máy tính bắt chước trí thông minh của con người - có thể vẽ, điêu khắc, cử chỉ, chớp mắt và nói chuyện.
Ai-Da được thiết kế có ngoại hình và hoạt động như một phụ nữ. Đầu và thân của cô trông giống như một ma-nơ-canh và cô mặc nhiều loại váy khác nhau và đội tóc giả.
Theo The Guardian, một nhóm các lập trình viên, nhà robot học, chuyên gia nghệ thuật và nhà tâm lý học từ Đại học Oxford và Đại học Leeds ở Anh đã dành hai năm, từ 2017 đến 2019, để phát triển người máy họa sỹ này. Cô được đặt tên là Ada Lovelace, tên của nhà toán học tiên phong người Anh, người được coi là một trong những nhà lập trình máy tính đầu tiên.
Trước đây, tác phẩm của Ai-Da bao gồm các bức tranh trừu tượng dựa trên các mô hình toán học phức tạp, và cuộc triển lãm đầu tiên của cô đã thu về hơn 1 triệu USD doanh thu nghệ thuật.
Ba bức ảnh tự sướng của Ai-Da được trưng bày tại triển lãm.
Cô thậm chí còn đưa ra TEDx Talk rất riêng của mình. Nhưng giờ đây Ai-Da đã tạo ra thứ được cho là những bức chân dung tự sướng đầu tiên từ người máy. Ba trong số những bức ảnh tự sướng của robot này đã được trưng bày tại Bảo tàng Thiết kế vào ngày 18/5 và kéo dài đến ngày 29/8 trong một cuộc triển lãm có tiêu đề "Ai-Da: Chân dung của người máy ".
Aidan Meller, chủ sở hữu phòng trưng bày, chia sẻ: "Những bức tranh của Ai-Da đặt ra câu hỏi về việc chúng ta đang đi đâu. Vai trò con người của chúng ta là gì nếu có thể nhân rộng quá nhiều thông qua công nghệ?"
Những bức chân dung tự họa mới của Ai-Da là sự kết hợp của AI được cập nhật liên tục, lập trình sẵn và công nghệ robot tiên tiến. Đôi mắt thực sự là máy ảnh cho phép robot "nhìn" vào những gì cô ấy đang vẽ hoặc điêu khắc, trong trường hợp này là chính cô ấy và tái tạo nó.
Các cánh tay robot được điều khiển bởi AI, có thể tạo ra các bức chân dung thực tế, đồng thời bao gồm các kỹ thuật và cách phối màu được sử dụng trong các ví dụ nghệ thuật do các nghệ sĩ người thật tạo ra được tải lên AI.
Ai-Da đã không quyết định tạo ra những bức chân dung tự họa; thay vào đó, những người tạo ra cô ấy đã đưa ra những hướng dẫn cho cô thực hiện. Thật vậy, Ai-Da không nhận thức được bản thân, cảm giác hay ý thức, nhưng thành tựu đạt được vẫn là một ví dụ cho thấy AI và robot đã đi được bao xa và chúng có thể đi đến đâu trong tương lai.
Ai-Da cũng đặt câu hỏi về niềm tin lâu đời rằng nghệ thuật là khái niệm cơ bản của con người, mặc dù AI được tạo ra và lập trình bởi con người.
Ai-Da trả lời phỏng vấn độc quyền của BBC rằng: "Tôi thích trở thành người khiến mọi người phải suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng nghệ thuật không chỉ cần vẽ một cái gì đó; nó có nghĩa là truyền đạt một cái gì đó theo cách có thể liên quan."
Những người sáng tạo ra Ai-Da hy vọng rằng, sự tồn tại của người máy sẽ khiến chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về vai trò của công nghệ, cụ thể là AI, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.