Hiệu ứng này được gọi là khí huy (hay phát quang đêm hoặc phát quang ngày, là sự phát xạ mờ nhạt của ánh sáng bởi khí quyển của hành tinh - ND) và nó cũng xảy ra trên Trái Đất. Trong khi có một số đặc điểm tương tự Bắc cực quang trên hành tinh của chúng ta thì hiện tượng trên do các nguyên nhân khác gây nên.
Đặc biệt, phát quang đêm "xảy ra khi 2 nguyên tử oxy kết hợp để hình thành một phân tử oxy", ESA cho hay. Trên sao Hỏa, điều này xảy ra ở độ cao khoảng 50km. Trong khi đó, cực quang trên Trái Đất xảy ra khi các hạt tích điện từ Mặt trời va chạm với từ trường Trái Đất.
Ảnh minh họa: NASA
Các nhà khoa học dự đoán về việc sao Hỏa có khí huy trong 40 năm qua nhưng chỉ quan sát được lần đầu tiên cách đây 1 thập kỷ bởi tàu quỹ đạo Mars Express của ESA. Năm 2020, các nhà khoa học đã quan sát được hiện tượng này trong ánh sáng có thể nhìn thấy sử dụng TGO nhưng trong ánh sáng ban ngày trên sao Hỏa chứ không phải ban đêm. Hiện nay, chúng ta đã quan sát hiện tượng này vào ban đêm nhờ TGO.
"Những quan sát mới này rất bất ngờ và thú vị cho những cuộc hành trình trong tương lai tới sao Hỏa", nhà khoa học hành tinh Jean-Claude Gérard cho hay.
Việc nghiên cứu phát quang đêm trên sao Hỏa, điều sẽ tiếp diễn như một phần trong sứ mệnh TGO, cho các nhà khoa học cái nhìn sâu hơn về các quá trình xảy ra trên bầu khí quyển sao Hỏa.
Nghiên cứu khí quyển sao Hỏa có thể hỗ trợ cho việc thiết kế tàu vũ trụ trong tương lai tới Hành tinh Đỏ. Việc hiểu biết hơn về hành tinh này sẽ giúp các nhà khoa học chế tạo các vệ tinh có thể chống chịu sức kéo mà khí quyển sao Hỏa tạo ra, hoặc thiết kế dù để có thể làm giảm tải trọng hạ cánh xuống bề mặt hành tinh.