#KuToo - Cuộc chiến giày cao gót và văn hóa cứng nhắc của người Nhật Bản

Quỳnh Mai |

Tại Nhật Bản, chiến dịch #KuToo phản đối quy định đi giày cao gót tại nơi làm việc đã diễn ra được sáu tháng.

Sáu năm sau đề xuất biến Nhật Bản trở thành nơi "mọi phụ nữ toả sáng" của thủ tướng Shinzo Abe, chắc hẳn Takumi Nemoto, bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi, đã tìm ra cách che giấu sự cứng nhắc của một người đàn ông ủng hộ chế độ phụ hệ khi tham gia tranh luận về vấn đề giày cao gót của phụ nữ.

Tuần trước, tại Nghị viện, trước câu hỏi về lệnh cấm quy định nữ nhân viên đi giày cao gót khi đi làm, Nemoto đã có thể dễ dàng trả lời rằng: khu vực tư nhân có quyền tự quyết định quy định trang phục, nhưng bằng mọi giá, phải đưa ra những chính sách phù hợp nhằm đảm bảo cả sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Tuy nhiên, thay vào đó, ông lại lựa chọn trả lời rằng nhiều người đồng ý đi giày cao gót là "cần thiết và phù hợp" tại nơi làm việc. Sự phẫn nộ, thất vọng và những tiếng thở dài chán nản mỗi khi bộ trưởng Nemoto lên tiếng đã cho thấy chính xác quan điểm được mong đợi.

#KuToo - Cuộc chiến giày cao gót và văn hóa cứng nhắc của người Nhật Bản - Ảnh 1.

Yumi Ishikawa.

Tại Nhật Bản, chiến dịch #KuToo phản đối quy định đi giày cao gót tại nơi làm việc đã diễn ra được sáu tháng. Cái tên #KuToo là từ ghép giữa kutsu (giày), kutsuu (sự đau đớn) và tên phong trào #MeToo.

Chiến dịch này do Yumi Ishikawa, một nữ diễn viên và giám thị bán thời gian tại phòng tang lễ, khởi xướng. Cô Ishikawa phê phán kịch liệt những quy định công sở ép buộc nữ giới phải đi giày cao gót cao 5-7 cm trong suốt tám giờ làm việc.

Vào tháng ba, khi #KuToo mới chỉ bắt đầu nhưng đã nhận được nhiều lượt thích và chia sẻ, luận điểm của cô chủ yếu vẫn dựa theo bản năng, xuất phát từ sự đau đớn về thể xác và sự bất công khi các nam đồng nghiệp của cô được di chuyển thoải mái trong những đôi giày nhẹ.

Ishikawa đã vô cùng bất ngờ khi những gì cô chia sẻ trên mạng xã hội vào tháng một lại trùng khớp với sự giận dữ của nữ giới trên toàn Nhật Bản.

Sau đó, chiến dịch của cô ngày càng phát triển. Vào tuần trước, Bộ trưởng Y tế đã nhận được kiến nghị ban hành lệnh cấm quy định giày cao gót với 21.000 chữ ký đồng thuận. Tuy nhiên, chiến dịch này có lẽ sẽ không đem lại kết quả khả quan do thái độ thiếu đồng cảm, sai lầm và nhầm lẫn thường thấy.

#KuToo - Cuộc chiến giày cao gót và văn hóa cứng nhắc của người Nhật Bản - Ảnh 2.

Hiện nay, sự ủng hộ trên mạng Internet cho phong trào #KuToo đang dần nhường chỗ cho những bình luận tiêu cực như "cô có thể bỏ việc" hay công việc quảng cáo bikini của Ishikawa (có kèm hình minh hoạ) khiến chiến dịch của cô vô giá trị.

Thêm vào đó, phản hồi của Nemoto càng hạ thấp tầm quan trọng của phong trào #KuToo, và cũng chính là lời đảm bảo chiến thắng cho những cá nhân ủng hộ chế độ phụ hệ như ông.

Trên thực tế, chiến dịch của Ishikawa đã thành công trong việc bóc trần những vấn đề sâu sắc hơn trong xã hội Nhật Bản.

Cô có thể chỉ tập trung vào giày cao gót, nhưng cơ chế kiểm soát và những định kiến ngầm tại mọi chốn công sở tại Nhật Bản đã bị phơi bày trước công chúng. Nếu kiến nghị của Ishikawa thành công, và theo luật định, mọi công ty phải gỡ bỏ quy định giày cao gót, chuyện gì sẽ xảy ra?

Chiến thắng có thể vẫn còn xa vời. Và phụ nữ có thể sẽ vẫn phải chịu đựng những đôi giày cao gót. Ở một vài công ty, giày cao gót vẫn sẽ là một quy định bất thành văn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại