Kính viễn vọng James Webb cho thấy hình ảnh đầu tiên về hành tinh bên ngoài hệ mặt trời

Thanh Huyền |

Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA đã chụp được hình ảnh của một thiên thể khổng lồ giống sao Mộc cách chúng ta 363 năm ánh sáng

Kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp được những hình ảnh đầu tiên về một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. “Siêu sao Mộc” quay quanh mặt trời của nó ở khoảng cách lớn hơn gần 100 lần so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.

Kính viễn vọng James Webb cho thấy hình ảnh đầu tiên về hành tinh bên ngoài hệ mặt trời - Ảnh 1.

NASA đã công bố hình ảnh của hành tinh được nhìn qua các bộ lọc khác nhau trong một bài đăng.

Hành tinh được đề cập, được đặt tên là HIP 65426 b, được phát hiện lần đầu tiên bởi Nghiên cứu ngoại hành tinh có độ tương phản cao (SPHERE) vào năm 2017, vì vậy nhóm James Webb biết chính xác nơi tìm thấy nó.

HIP 65426 b là một sao khí khổng lồ có khối lượng ước tính lớn hơn sao Mộc từ 6 đến 12 lần và tương đối trẻ, có niên đại khoảng 15 hoặc 20 triệu năm.

Hành tinh này di chuyển quanh một ngôi sao cách chúng ta khoảng 363 năm ánh sáng. Quỹ đạo của nó là khoảng 92 AU - một đơn vị bằng khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời - mất khoảng 600 năm Trái đất để hoàn thành một vòng quay.

Khoảng cách quỹ đạo đó là thứ đã giúp đài quan sát vũ trụ chụp được những hình ảnh rõ ràng về hành tinh ngoài. Cảm biến quang học của nó có các công cụ đặc biệt gọi là coronagraph, có thể chặn bức xạ từ một ngôi sao và cho phép chụp ảnh các vật thể kém sáng gần đó. Hành tinh càng xa ngôi sao, thì ánh sáng của nó càng có thể bị triệt tiêu tốt hơn.

Kính thiên văn James Webb đã chụp ảnh HIP 65426 b ở một số bước sóng mà một đài quan sát trên mặt đất không thể chọn được do bầu khí quyển của Trái đất. Chương trình SPHERE đã chụp ảnh của nó bằng cách sử dụng ánh sáng hồng ngoại ngắn.

Tuy HIP 65426 b vẫn mờ hơn 10.000 lần so với ngôi sao chủ ở quang phổ cận hồng ngoại, và mờ hơn vài nghìn lần ở quang phổ hồng ngoại trung. Nhưng nhờ độ nhạy cao, kính Webb có thể phân biệt hai vật thể.

"Đầu tiên, tất cả những gì tôi có thể nhìn thấy là ánh sáng từ ngôi sao chủ, nhưng sau khi xử lý hình ảnh cẩn thận, tôi có thể phân tách ánh sáng và phát hiện hành tinh", Aarynn Carter, nhà thiên văn học ở Đại học California, Santa Cruz, người phụ trách phân tích ảnh chụp, chia sẻ.

theo Tiền Phong

Đọc tin tức báo mới tại Soha. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên