Kính thiên văn James Webb tiết lộ tuổi một trong những thiên hà sớm nhất vũ trụ

Mai Trang |

Được đặt tên theo cô con gái của nhà thiên văn học khám phá ra, Maisie là một trong những thiên hà lâu đời nhất mà con người từng biết đến.

Các nhà khoa học đã sử dụng các công cụ tiên tiến để tính toán tuổi chính xác hơn của thiên hà Maisie, thiên hà do kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) phát hiện vào mùa hè năm 2022.

Theo báo cáo, thiên hà Maisie được hình thành trong khoảng thời gian 390 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang), nghĩa là nó đã tồn tại khoảng 13,4 tỷ năm. Điều này khiến Maisie trở thành một trong những thiên hà “già” nhất mà con người từng biết đến.

Kính thiên văn James Webb tiết lộ tuổi một trong những thiên hà sớm nhất vũ trụ - Ảnh 1.

Ảnh: NASA

“Thiên hà này tồn tại ở thời điểm sớm trong vũ trụ mà chúng ta thực sự không thể nhìn thấy nó nếu không có kính viễn vọng không gian James Webb. Đây là thời điểm chưa được khám phá, khi chúng tôi thực sự không biết các thiên hà hình thành như thế nào hoặc chúng trông như thế nào cho đến khi tìm kiếm bằng JWST”, nhà thiên văn Steven Finkelstein tại Đại học Texas Austin cho biết.

Một nhóm do nhà thiên văn học Steven Finkelstein, Đại học Texas tại Austin (Mỹ) dẫn đầu đã phát hiện ra thiên này vào mùa hè năm ngoái. Cái tên “Maisie” được đặt theo tên con gái của ông Finkelstein vì họ đã phát hiện ra nó vào ngày sinh nhật của cô bé.

Theo ông Finkelstein, thiên hà Maisie có thể phân biệt với các thiên hà khác trong vũ trụ ngày nay, kể cả Dải Ngân hà, vì nó có kích thước nhỏ hơn nhiều.

Maisie cũng khác biệt với hầu hết các thiên hà “hiện đại” ở chỗ, tại thời điểm được quan sát, dường như thiên hà này đang sinh ra những ngôi sao non trẻ màu xanh lam.

“Thiên hà Maisie thú vị ở chỗ nó là một trong những thiên hà xa xôi đầu tiên được JWST xác định và trong tập hợp đó, nó là thiên hà đầu tiên thực sự được xác nhận bằng quang phổ”, ông Finkelstein cho biết.

Hiện tại, nhà thiên văn học Finkelstein sẽ tiếp tục kiểm tra thiên hà Maise bằng thiết bị hồng ngoại tầm trung (MIRI) của JWST, nghiên cứu sâu hơn về quang phổ ánh sáng của thiên hà để khám phá mức độ phong phú của thiên hà.

“Maisie chắc chắn sẽ cho chúng ta một ví dụ điển hình về thiên hà trong vũ trụ sơ khai. Do thiên hà này khá sáng nên chúng ta có thể nghiên cứu khá dễ dàng và đo lường nhiều thứ như khối lượng sao, hình dạng và lượng các nguyên tố nặng bên trong”, ông Finkelstein nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại