Kinh tế dưới tán rừng: Bảo tồn và tiếp nối tinh hoa ngàn năm của dân tộc (Kỳ I)

thinga |

Trên những triền đồi đã hồi sinh, trải dài trên các thảo nguyên xanh hay dưới những tán rừng trong lành, Tập đoàn TH đang thực hiện chiến lược của con đường thảo dược.

Hiện TH đã bảo tồn và canh tác gấc, lạc tiên, rau má, sâm bạch quả, đương quy, lan gấm, lan thạch hộc, hà thủ ô đỏ, tam thất, hoàng linh chi, sâm Puxailaileng... Tất cả đều là các loài thảo dược quý, hiếm, nhiều loài đặc hữu không nơi nào trên thế giới có được, nhưng nếu không được nghiên cứu, bảo tồn thì sẽ nằm trong nguy cơ biến mất vĩnh viễn khỏi thảm thực vật bản địa.

Nếu "sữa tươi sạch là con đường duy nhất" là hướng đi mà Anh hùng Lao động Thái Hương - Nhà Sáng lập của Tập đoàn TH đã chọn khi dấn bước vào ngành sữa, thì "thảo dược Việt Nam sẽ cất cánh ra thế giới" là tầm nhìn của người phụ nữ ấm áp này khi lựa chọn đầu tư vào một lĩnh vực có tác động toàn diện tới môi trường, xã hội, cộng đồng – đó là thảo dược và chăm sóc sức khỏe con người.

Tầm nhìn của thế kỷ 21

"Tôi đang xây dựng một chiến lược trình Chính phủ, theo đó tại các bìa rừng cho trồng theo diện tích lớn các loại thảo dược đặc hữu để làm hàng hoá ra thế giới. Cần xây dựng mô hình điểm, với các doanh nghiệp đã thực hiện thành công rồi thì các bộ ban ngành cần khích lệ họ và đưa ra một chính sách thoả đáng hơn nhằm lôi kéo thêm nhiều doanh nhân, doanh nghiệp khác vào cuộc. Được như vậy, tôi tin chắc thảo dược Việt Nam sẽ cất cánh ra thế giới và Việt Nam trở thành những điểm du lịch trang trại, thảo dược, vùng dược liệu đặc hữu" – Hơn 10 năm trước, Anh hùng Lao động Thái Hương từng bày tỏ rõ quan điểm và hướng đi của doanh nghiệp mình khi quyết định đầu tư và theo đuổi con đường thảo dược và làm kinh tế dưới tán rừng như vậy.

Kinh tế dưới tán rừng: Bảo tồn và tiếp nối tinh hoa ngàn năm của dân tộc (Kỳ I) - Ảnh 1.

Toàn cảnh Trung tâm bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống.

Xuất phát từ nhận thức rằng bảo vệ rừng, phát triển và trồng dược liệu là bảo vệ nguồn sống con người, Nhà Sáng lập của TH đã ấp ủ con đường thảo dược, con đường sức khỏe ngay cả trước khi con đường sữa được hình thành. Bà hiểu rằng, đó là một con đường dài, cần sự tiếp nối qua nhiều thế hệ và sự kiên tâm, quyết liệt để có thể đi tới thành tựu – để không chỉ giúp đời, giúp người, mà còn giúp thảo dược Việt tỏa sáng và cất cánh trên bản đồ thế giới.

Với những dịch bệnh lan tràn toàn cầu như Covid-19, với thực trạng các bệnh nan y như ung thư hay nhiều bệnh mãn tính không lây như tim mạch, tiểu đường, rối loạn lipid máu,… ngày càng gia tăng, sự đúng đắn của xu hướng mới "phòng bệnh hơn chữa bệnh" và "chữa bệnh khi bệnh mới phát" đã được chứng minh. Sử dụng liệu pháp chăm sóc sức khỏe từ tự nhiên được xem là xu hướng tiến bộ và được sự đồng thuận cao của nhiều chuyên gia y tế và các nhà khoa học. Việc xác định mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn cây làm thuốc chất lượng và tạo ra các sản phẩm an toàn, hiệu quả, hoàn toàn từ thiên nhiên, giúp tăng tuổi thọ, cải thiện tốt chất lượng cuộc sống của con người đã thế hiện tầm nhìn xa và tư duy vượt trội của TH.

Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định được tỷ lệ 80% dân số ở các nước đang phát triển dựa vào thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ở các nước phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các toa thuốc đều có chứa hoạt chất thảo mộc.

Kinh tế dưới tán rừng: Bảo tồn và tiếp nối tinh hoa ngàn năm của dân tộc (Kỳ I) - Ảnh 2.

Sâm Puxailaileng - Một loại sâm quý được trồng tại trung tâm.

Việt Nam và kho tàng dược liệu còn đang bỏ ngỏ

Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định được khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm, 800 loài rêu và hàng trăm các loài tảo lớn. Trong đó có tới gần 4.000 loài thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc, phân bố rộng khắp cả nước. Trên 64 tỉnh, thành của Việt Nam, đã có 58 bệnh viện y học cổ truyền. Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước rất lớn. Nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính của thị trường khoảng 60-80 nghìn tấn/năm, trong đó phần lớn sử dụng cho sản xuất thuốc đông dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thực phẩm. Tiềm năng, dư địa cho sự phát triển của thảo dược Việt cần được đánh thức và hiện thực hóa trước khi những loài cây quý hiếm biến mất trên những thảm thực vật bản địa.

Kinh tế dưới tán rừng: Bảo tồn và tiếp nối tinh hoa ngàn năm của dân tộc (Kỳ I) - Ảnh 3.

Cây Bảy lá một hoa - Thất diệp nhất chi hoa.

Khó có thể phủ nhận rằng, thế kỉ 21 là thế kỉ của sinh học và công nghệ sinh học. Trong đó, việc nắm bắt được, phát huy được nguồn tài nguyên di truyền là dược liệu chính con đường để là nắm kinh tế, nắm tương lai. Phát triển con đường dược liệu để nhân dân có thuốc tốt, có sản phẩm tốt, các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiệu quả, người dân sẽ khỏe mạnh và giàu có, đất nước kinh tế - xã hội phát triển, góp phần tạo nên hình ảnh một Việt Nam cường quốc về dược liệu, cất cánh ra thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại