Từ sông băng ở Bolivia tới vịnh Maya thuộc quần đảo Phi Phi hay rạn san hô Great Barrier, những điểm đến tuyệt diệu này đã trở thành nạn nhân của biến đổi khí hậu hay hoạt động con người?
Vịnh Maya thuộc quần đảo Phi Phi, Thái Lan
Địa điểm này trở nên phổ biến đối với khách du lịch sau khi xuất hiện trên bộ phim The Beach, có sự góp mặt của diễn viên Hollywood Leonardo DiCaprio. Vào thời điểm đó, có khoảng 5.000 du khách mỗi ngày. Nhưng vào tháng 6/2018, nó đã bị đóng cửa vô thời hạn để phục hồi.
San hô trên đảo Giáng sinh, Úc
Chỉ trong khoảng thời gian 10 tháng, hơn 90% rạn san hô đã bị phá hủy. Một số san hô đã bị tẩy trắng, phần còn lại bị chết. Điều này xảy ra do nhiệt độ tăng cao, biến đổi khí hậu.
Thác Gúaira ở biên giới Brazil-Paraguay
Hang động Altamira ở Tây Ban Nha
Sông băng Chacaltaya ở Bolivia
Sông băng này hình thành từ hơn 18.000 năm trước và là một trong những địa điểm cao nhất ở Nam Mỹ. Kể từ năm 1980, khu vực bắt đầu suy giảm nhanh chóng và đến năm 2009, sông băng biến mất hoàn toàn do sự nóng lên toàn cầu.
Hồ Poopó ở Bolivia
Hồ này hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2016 do biến đổi khí hậu và sự phát triển nông nghiệp cũng như khai thác gần đó. Đáng chú ý đây là vụ mất tích thứ hai của hồ. Nó trơ đáy lần đầu tiên vào năm 1994, sau đó được hồi sinh nhờ những cơn mưa.
Mỏm đá Wedding Cake ở Úc
Mỏm đá Wedding Cake đã trở nên rất nổi tiếng vào năm 2015 và phải đóng cửa do lo ngại về tính ổn định của nó.
Rạn san hô trên quần đảo Raja Ampat, Indonesia
1.600 mét vuông rạn san hô đã bị phá hủy bởi các tàu du lịch vào năm 2017, có thể phải mất hàng thập kỷ để phục hồi. Ước tính thiệt hại vào khoảng 18,6 triệu USD.
Mỏm đá Vịt trời, Oregon, Mỹ
Sự hình thành đá này là một điểm thu hút khách du lịch cho đến 29/8/2016
Pont des Arts ở Paris
Cây cầu nổi tiếng này chứa đầy những ổ khóa tình yêu, tổng trọng lượng của chúng khoảng 45 tấn. Lo ngại trước sự sụp đổ của cây cầu, chính quyền thành phố đã cho tháo hết các ổ khóa.