Đôi khi trong cơn giông bão bạn có thể nhìn thấy những chùm tia sét tạo hình giống xúc tu của sứa rủ xuống từ bầu trời.
Hình ảnh xuất hiện trong hiện tượng này gọi là sét dị hình hay siêu sét (Sprite), sự phóng điện quy mô lớn xảy ra cao phía trên các đám mây dông, cho ra nhiều hình dạng sáng trên bầu trời cao.
Sét dị hình thường xuất hiện theo cụm, trông giốnng như những ánh chớp đỏ cam rực rỡ.
Mới đây, chuyên gia Stephen Hummel của Đài quan sát McDonald đã chụp được một bức ảnh về hiện tượng 'sứa đỏ' này trên bầu trời khu vực Mt. Locke, Texas, Mỹ.
Được biết, hiện tượng tự nhiên hiếm gặp và chỉ kéo dài khoảng trong thời gian 1/10 giây. Do những đám mây che khuất nên người ta không thể trông thấy thường xuyên.
'Sứa đỏ' xuất hiện giữa bầu trời trong cơn giông bão.
Hình ảnh đáng kinh ngạc do Stephen Hummel ghi lại trong cơn giống bão xuất hiện trên sườn núi Núi Locke ở Texas.
Chuyên gia Stephen Hummel chia sẻ: "Những tia sáng xuất hiện trước mắt trong hình dạng cấu trúc rất ngắn, mờ, màu xám. Bạn cần phải tìm kiếm để nhận ra chúng và đôi khi tôi không chắc bản thân mình thực sự đã nhìn thấy cho đến khi kiểm tra lại dữ liệu ghi trong máy".
Tất nhiên, để có được hình ảnh về khoảnh khắc tuyệt đẹp này, Stephen Hummel đã mất rất nhiều thời gian săn đón. Stephen Hummel nói: "Trong một năm qua, tôi đã thực hiện khoảng 70 giờ quay video và chụp ảnh, đồng thời ghi được 70 ảnh về chùm tia sét. Một nửa trong số đó xuất hiện trong các cơn giông bão".
Davis Sentman, giáo sư vật lý tại Đại học Alaska qua đời năm 2011, đã đề xuất tên 'sprite', sét dị thường cho loại hiện tượng thời tiết này.
Tên gọi Sprite được đặt theo tên của một nhân vật Sprite (linh hồn của không khí) trong vở 'Giấc mộng đêm hè' của Shakespeare.
Ông cho biết cái tên này rất phù hợp mô tả ngoại hình của chúng vì gợi lên bản chất thoáng qua như thần tiên của tia chớp.
Những ánh sáng đổ thẳng đứng tạo cho sét dị thường nhiều hình dáng khác nhau như sứa, sợi cà rốt... Sét dị thường hình sứa như Stephen Hummel đã ghi lại được có thể rất lớn, được nhìn thấy từ hơn 482 km.
Chuyên gia Hummel nói: "Bão càng mạnh và càng tạo ra nhiều tia sét thì càng có nhiều khả năng xuất hiện sét dị thường".
Sét dị thường nhìn thấy từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Đôi khi, trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, các phi hành gia cũng có thể trông thấy hình ảnh về sét dị thường.
Kể từ khi phát hiện ra sét dị thường vào năm 1989, các nhà khoa học đã ghi nhận hiện tượng này ở mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực.