Kinh hãi con đỉa dài 7cm sống 2 tháng trong mũi cụ bà ở Nghệ An

Ngọc Tú |

Sử dụng nước suối ăn uống hàng ngày nên bà Xa đã bị 1 con đỉa ký sinh trong mũi. Sau hơn 2 tháng, bà mới phát hiện và được các bác sĩ gắp thành công con đỉa dài 7cm.

Chiều nay, 27/7, tin từ Bệnh viện đa khoa Nghệ An cho biết, bệnh viện này vừa gắp thành công 1 con đỉa dài 7cm trong mũi của bà Thọ Thị Xa (72 tuổi, trú bản Thuồi Xái 1, xã Tri Lễ, Quế Phong).

Theo bà Xa, do tập tục sinh hoạt của người miền núi nên hàng ngày bà thường lấy nước ở suối về ăn uống trực tiếp mà không đun nấu. Chính vì thế nên con đỉa đã theo dòng nước và trú ngụ trong người bà.

Kinh hãi con đỉa dài 7cm sống 2 tháng trong mũi cụ bà ở Nghệ An - Ảnh 1.

Hình ảnh nội soi trong quá trình gắp đỉa ký sinh ở mũi của bà Xa.

Khoảng 2 tháng trước, bà Xa thỉnh thoảng phát hiện như có con vật ngoe nguẩy trong mũi. Tuy nhiên, do ở vùng sâu vùng xa, nhà không có điều kiện nên bà cũng không đến bệnh viện để thăm khám.

Gần đây, con đỉa lớn hơn nên đã gây ra hiện tượng nghẹt mũi cho bà Xa. Nhất là về đêm, bà Xa thường xuyên khó thở và ho ra các cục máu đông. Sau đó gia đình đưa bà Xa đi khám tại bệnh viện huyện Quế Phong nhưng không phát hiện nguyên nhân chính xác.

Sáng 27/7, bà được chuyển xuống Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Tại đây, qua thăm khám, các bác sỹ khoa Tai Mũi Họng phát hiện dị vật là con đỉa sống trong mũi bà Xa nên đã tiến hành nội soi để gắp dị vật.

"Quá trình nội soi gắp dị vật sống gặp nhiều khó khăn. Con đỉa nằm tại vị trí hạ thanh môn, nhưng di chuyển liên tục, trơn nhẫy, vòi hút máu bám chắc.

Kinh hãi con đỉa dài 7cm sống 2 tháng trong mũi cụ bà ở Nghệ An - Ảnh 2.

Bà Xa cầm con đỉa sau khi được các bác sĩ gắp thành công từ trong mũi ra.

Kết hợp thể trạng bệnh nhân cao tuổi già yếu nên bác sỹ phải sử dụng thuốc tê hỗ trợ để kiểm tra nhiều lần mới phát hiện vị trí chính xác và gắp con vật ra ngoài.

Ngay sau khi gắp được con đỉa ra, bệnh nhân Xa cảm thấy dễ thở, thoải mái tinh thần và tỉnh táo", bác sĩ khoa Tai Mũi Họng cho biết.

Các bác sĩ tại khoa Tai Mũi Họng chia sẻ, trước đây đã gặp nhiều trường hợp đỉa lưu trú trong cơ thể người do thói quen uống nước khe, nước suối của người dân trong lúc đi rừng, đi nương, đi rẫy. Đỉa suối thường sinh sản và sống trong nước khe, suối tự nhiên.

Ban đầu, những con đỉa này chỉ như những sợi tóc hoặc rất giống những sợi rong, rêu bình thường. Tuy nhiên, khi đã vào trong cơ thể người hay động vật, nó lại trở nên rất nguy hiểm, phá hoại cơ thể con người nếu không được phát hiện sớm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên