Tông Khánh Hậu sinh năm 1945, ở tỉnh Chiết Giang. Thủa bé, ông không được học hành đầy đủ. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Tông phải bỏ dở việc học hành để đi kiếm tiền bằng cách làm việc ở trại muối Zhoushan. Ông trở lại quê vào năm 1979 song do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên lại phải phiêu dạt tới Hàng Châu để tìm việc. Nhưng Tông chỉ kiếm được các công việc lặt vặt ở một trường học địa phương do học vấn thấp.
Ông khởi nghiệp chậm, mãi đến năm 42 tuổi mới cùng với 2 giáo viên về hưu vay 140.000 nhân dân tệ (khoảng 400 triệu đồng lúc bấy giờ) để lập Công ty Wahaha Hàng Châu sản xuất, phân phối sữa và sau đó là các loại nước giải khát có gaz, thực phẩm dinh dưỡng và sữa bột dành cho trẻ em.
Năm 1987, ông Tông tình cờ phát hiện thấy trường có một cửa hàng tạp hóa nhỏ nên đã xin bán sữa ở đây. Tiếp đó Tông thành lập công ty Wahaha (tạm dịch Tiếng cười trẻ thơ) chuyên phân phối nước ngọt, kem và đồ dùng văn phòng. Cùng 2 giáo viên đã nghỉ hưu, ông Tông vay 140.000 NDT và bắt đầu sản xuất sữa để đem bán.
Tháng 11/1988, Wahaha giới thiệu sản phẩm nước uống dinh dưỡng đầu tiên của Trung Quốc dành cho trẻ em. Khẩu hiệu “Uống Wahaha, thưởng thức vị ngon” trở nên phổ biến trên khắp đất nước. Từng bước Tông xây dựng Wahaha trở thành công ty bia rượu nước giải khát lớn nhất Trung Quốc.
Năm 1991, Công ty Wahaha khởi sắc, chính quyền Hàng Châu yêu cầu ông nắm luôn một nhà máy đóng lon thực phẩm quốc doanh sắp phá sản. Ông đồng ý nhưng ngay từ đầu, cán bộ - công nhân viên nhà máy này mở một chiến dịch truyền thông phản đối quyết liệt, tố cáo ông là nhà tư bản tham lam.
Năm 1996, Wahaha tham gia một dự án đầu tư mạo hiểm trị giá 70 triệu USD với Groupe Danone, tập đoàn sản xuất sữa chua lớn nhất thế giới. Nhưng tới năm 2007, mối quan hệ đôi bên trở nên không mặn nồng khi Danone âm mưu giành quyền kiểm soát công ty.
Ông Tông đã từ chức chủ tịch liên doanh vào tháng 6/2007 và sau đó theo hầu hơn 30 đơn kiện do Group Danone đâm đơn chống lại ông và Wahaha ở hơn 7 quốc gia. Cuối cùng, cuộc chiến giữa đôi bên kết thúc khi Group Danone, dù giành một số thắng lợi ở tòa án, đã buộc phải bán 51% cổ phần của họ để lấy số tiền vỏn vẹn 450 triệu USD.
Năm 2008, ông Tông bị điều tra về tội trốn thuế khoảng 300 triệu nhân dân tệ (42,9 triệu USD), theo tờ Tài chính Bắc Kinh. Trong những năm liên doanh với Danone (từ 1996 đến 2006), ông đã được trả mỗi năm tổng cộng 71 triệu USD tiền lương và tiền chia lãi cổ phiếu. Tuy nhiên, ông khẳng định mình lãnh lương CEO bèo nhất thế giới chỉ có 3.000 euro/tháng.
Từ năm 2010, cỗ máy kinh tế Trung Quốc chựng lại khiến 33 người bị loại khỏi danh sách 113 tỉ phú Trung Quốc năm 2011. Ngay người giàu nhất Trung Quốc năm 2010 là Lương Ổn Căn, nhà sáng lập Tập đoàn Công nghiệp nặng Sany, cũng bị tụt xuống hạng 6 trong danh sách tỉ phú 2011 của Forbes sau khi mất 37% trong số tài sản trị giá 8 tỉ USD.
Trong khi đó, Wahaha Hàng Châu, công ty nước giải khát lớn hàng thứ ba (sau Coca-Cola và Khang Sư phụ Đài Loan) đã đem lại 3,5 tỉ USD cho ông chủ Tống Khánh Hậu trong năm 2011, nâng tài sản ông này lên 10 tỉ USD, theo Forbes, và 12,6 tỉ USD theo tạp chí Báo cáo Hồ Nhuận của Trung Quốc.
Từ lâu, ai cũng biết ông chủ Tông là một người nghiện công việc với giai thoại bất cứ mua sắm thứ gì cho văn phòng, kể cả mua một cây chổi, đều phải trình ông duyệt. Cho đến bây giờ, trở thành “đệ nhất đại gia”, ông chủ Tống cũng vẫn còn duyệt ký các khoản mua sắm quan trọng.
Chuyện tiêu xài của ông chủ Tông cũng trở thành một giai thoại trong công ty và trong giới doanh nghiệp. Ông phát biểu trên đài BBC: “Công việc duy nhất của tôi là nghiên cứu thị trường. Thú vui duy nhất của tôi là hút thuốc lá và uống trà Lipton”. Mỗi ngày, ông chỉ xài 20 USD, theo lời ông nói với Nick Rosen.
Tờ Tin Tức Trung Quốc hôm 18/9 đưa tin, tỷ phú giàu có này đã bị tấn công.Ông Tông bị tấn công tại khu vực gần nhà ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Cảnh sát đã bắt giữ một kẻ tình nghi. Tỷ phú Trung Quốc Tông Khánh Hậu bị thương rất nặng, nguyên nhân có thể là do ông đã sa thải một số nhân viên của mình.