Lần điều chỉnh ngày 20/4 của Liên bộ Tài chính – Công
Thương đã đưa giá xăng A92 lên mức cao kỷ lục 23.800 đồng một lít.
Trao
đổi với PV, đại diện Bộ Tài chính
cho biết mức giá này, nếu được giữ đến hết năm, sẽ làm chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tăng 0,364%.
Xăng tăng giá gây ảnh hướng đến người sống của người dân.
Theo tính toán của Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và các đồng sự tại một công trình nghiên cứu sắp được công bố, mức thiệt thòi mà người nghèo phải chịu cao gấp đôi so với mức tăng giá của các mặt hàng cơ bản. “Điều đó tương đương với việc nếu tăng giá xăng, giá điện một đồng thì người nghèo phải nhận được thêm 2 đồng mới có thể duy trì mức sống cũ”, ông Thành cho biết.
Tuy vậy, nhận định về đợt điều chỉnh giá xăng dầu vừa
qua, ông Thành cho rằng đây là việc “cực chẳng đã” sau một thời gian dài
giá thế giới leo thang và diễn biến phức tạp, khiến các doanh nghiệp
nhập khẩu lỗ nặng.
Theo Nhật Minh – Hoàng Lan
Vnexpress.net