Theo ông Thọ, đơn hàng của công ty đang giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp phải thường xuyên vận chuyển hàng từ nhà máy ra cảng hoặc vận chuyển ra sân bay để xuất khẩu. "Sau khi giá nhiên liệu lên, trong thời gian ngắn, chúng tôi cắn răng chịu đựng, chấp nhận mất mát nhưng với thời gian dài thì buộc phải điều chỉnh giá bán. Khi giá bán lẻ được đẩy lên thì người tiêu dùng sẽ không vui", ông Thọ phân tích.
Không những tác động giá thành đầu ra, theo nhiều doanh nghiệp, lần nhiên liệu tăng cao này sẽ kiến doanh thu của công ty mình sụt giảm do giảm sức mua. "Giá xăng sẽ ảnh hưởng nhiều doanh thu, ít nhất là giảm từ 10-15% doanh thu của chúng tôi vì công ty vận chuyển hàng đi khắp nơi trên cả nước", ông Vũ Bá Đức, Giám đốc Công ty Inox Đức Việt nói.
Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam Nguyễn Văn Thiện nhìn nhận, ông hoàn toàn ngỡ ngàng khi điện xăng gas vừa điều chỉnh, xăng dầu lại tiếp tục tăng lần thứ 3. "Sức tăng dồn dập của các nguyên liệu đầu vào này sẽ khiến doanh nghiệp bị giáng tiếp đòn đau và không kịp trở tay", ông nói.
Trước đó, ngày 1/8, chỉ vừa tròn một tháng sau khiđiện tăng giá 5%cả xăng -gasđồng loạt điều chỉnh với mức tăng khá mạnh (900 đồng mỗi lít xăng và
52.000 đồng bình gas 12 kg). Ngày 13/8 vừa qua, xăng dầu tăng giá lần
thứ 3 liên tiếp với mức điều chỉnh 500 - 1.100 đồng mỗi lít.
Tính từ đầu năm đến nay, xăng dầu đã có 10 lần điều chỉnh với 5 lần tăng và 4 lần giảm. Dù số lần điều chỉnh nhiều hơn, nhưng mức tăng cao tới 5.400 đồng mỗi lít so với con số 3.200 đồng của 4 lần giảm giá.