Công bố tăng lương rồi liền đó là tăng giá xăng, sang hôm sau, ông xe ôm, bà bán hàng đầu ngõ đều lên giá 10 - 15%. Nhìn giá cả hàng hóa cứ tăng vùn vụt mỗi ngày khi tăng lương là tôi lại nghĩ tăng lương mà khôn giữ được giá, lương vừa tăng đã bị xăng đè thế này thì chả ăn thua", chị Tưởng ở Hải Bối (Đông Anh, HN) tâm sự.
Đối với những người có lương, chí ít cũng còn có phần lương tăng thêm gánh đỡ, còn đối với những người lao động không có lương lại thêm phần gánh nặng khi giá cả hàng hóa, dịch vụ vẫn tiếp tục đua tăng theo lương.
"Tất cả mọi thứ đều tăng mỗi khi tăng lương, mình không có lương lấy gì bù vào. Giá thịt lợn bán tại các chợ vẫn cao ngất ngưởng trong khí đó lợn xuất chồng lại bị thương lái ép giá phải bán với giá thấp. Người không có lương phải chịu trăm đường thu thiệt", anh Cường làm nghề chăn nuôi ở Phúc Thọ (Hà Nội) than thở.
Tương tự, những cô cậu sinh viên vẫn còn sống nhờ tiền trợ cấp của bố mẹ hàng tháng cũng toát mồ hôi khi giá cả mỗi ngày mỗi khác. Bạn Hằng sinh viên năm thứ ba Học viện hành chính kể: "giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng chóng mặt nên bố mẹ cũng quyết định mỗi tháng tăng cho em thêm 150 nghìn đồng nữa. Nhưng với ngần ấy tiền được cho thêm em chẳng thể bù nổi với mức tăng của giá nhà trọ chứ chưa nói đến cái gì cũng tăng như hiện nay".