Vụ bắt bầu Kiên: Ngân hàng ACB bị tụt hạng tín nhiệm

Sau khi xảy ra sự việc có liên quan tới 6 công ty của bầu Kiên, triển vọng tiêu cực của ACB có thể tiếp tục bị suy giảm.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch vừa công bố những đánh giá liên quan tới 4 ngân hàng lớn của Việt Nam, trong số đó Ngân hàng Á Châu (ACB) bị xếp vào danh mục triển vọng ‘tiêu cực’ về nợ dài hạn.

Ngược lại Fitch vẫn giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Theo lý giải của tổ chức này, triển vọng tiêu cực với ACB phản ánh khả năng suy giảm hơn nữa của tình hình tài chính tại đây, sau khi xảy ra sự việc có liên quan tới 6 công ty của ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên).

Fitch cho rằng, những tổn thất có thể sẽ còn gia tăng nếu tính cả khoản tiền gửi ủy thác đầu tư của ACB tại Vietinbank. Sự việc này hiện vẫn đang được điều tra. Theo tính toán của tổ chức này, khoản tiền gửi chiếm khoảng 6% vốn chủ sở hữu của ACB.

Theo Fitch, triển vọng tiêu cực với ACB phản ánh khả năng suy giảm hơn nữa của tình hình tài chính tại đây, sau khi xảy ra sự việc có liên quan tới 6 công ty của ông Nguyễn Đức Kiên
 

Theo Fitch, triển vọng "tiêu cực" của ACB có thể sẽ được nâng lên "ổn định" hoặc bị Fitch tiếp tục hạ tùy thuộc vào những đánh giá của họ xung quanh những rủi ro bắt nguồn từ mối liên hệ với bầu Kiên và môi trường hoạt động của ACB hiện nay.

Trước đánh giá này, đại diện ACB ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu -  cho biết ACB không bình luận về những đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Fitch.

Như vậy, việc bầu Kiên bị bắt không chỉ mang những bất lợi trước mắt cho ACB mà hậu quả vẫn còn đeo đẳng thêm.

Khi đó ông Kiên nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB và bị bắt vào ngày 20/8/2012.

Ngay sau đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thực hiện bản khảo sát các nhà đầu tư FDI ở Việt Nam về phản ứng tâm lý của doanh nghiệp trước sự kiện bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên).

Cú sốc ngày 20/8 được các doanh nghiệp cho rằng là một tín hiệu mạnh mẽ thể hiện nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng.

"Các phân tích cho thấy đây là cú sốc bất ngờ đối với cả thị trường chứng khoán và thị trường vàng. Trong vòng 20 ngày sau sự kiện, niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước sụt giảm một nửa", báo cáo phân tích của VCCI cho hay.

Sự kiện này tác động không nhỏ tới cảm nhận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn, tiềm năng tăng trưởng lớn của Việt Nam trong tương lai lại bị ảnh hưởng mạnh nhất. Ngành sản xuất, nguồn tăng trưởng và xuất khẩu chủ lực, cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, doanh nghiệp dịch vụ lại ít chịu ảnh hưởng nhất theo kết quả của VCCI.

Ngay sau khi bầu Kiên bị bắt, thị trường tài chính Việt Nam chao đảo. Sau sự kiện này, chứng khoán lao dốc và bốc hơi gần 50.000 tỷ đồng trong khi thị trường vàng cũng có đợt nhảy giá mạnh. Bản thân thị trường ngân hàng cũng chứng kiến hàng loạt những vụ bắt bớ liên quan các VIP trong ngành.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại