Cùng trong xu hướng của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước nhà đang suy giảm một cách nghiêm trọng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6 tháng vẫn tăng nhưng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.
Tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm chỉ đạt 0,76%. Trong khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm lên tới 15%-17%.
Trong hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn cả về đầu vào lẫn đầu ra, sản xuất đình đốn khi tổng cầu thế giới giảm mạnh và sức mua trong nước kiệt quệ.
Theo tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng chưa cần "hốt hoảng" vì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) âm hai tháng liên tiếp, nhưng đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận và có giải pháp cho vấn đề sức mua kiệt quệ.
Theo ông, đã đến lúc cần có gói kích cầu cho người tiêu dùng trong nước, trong đó tập trung ưu tiên cho đối tượng thu nhập thấp, người nghèo.
Trái ngược với quan điểm ông Ngân, Vụ trưởng Nguyễn Viết Mạnh lại khẳng định, với những doanh nghiệp không thể
"cấp cứu" nổi, dứt khoát phải loại khỏi nền kinh tế.
Ông Nguyễn Mại, Chủ tịch HH Nhà đầu tư nước ngoài đánh giá, những phản ánh về nền kinh tế hiện nay chưa cho thấy hết tính nghiêm trọng của vấn đề.
Do vậy, theo ông, nếu không giải cứu mà vẫn để doanh nghiệp khó khăn như hiện nay thì có cơ may để doanh nghiệp có thể vượt qua được, sang tới 2013.
Trước thực trạng này, chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, bên cạnh mục tiêu lâu dài là kiềm chế lạm phát.Chính phủ đã có giải pháp hỗ trợ thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, theo quan điểm của TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nền kinh tế đang như người ốm’. Nền kinh tế đang suy kiệt, tới mức mà cứ cố "bón vào
thì lại ọe ra".
Với cách ví von giàu hình ảnh này, chúng ta có thể cảm nhận được hết tình trạng khốn khó cũng như sự suy kiệt của nền kinh tế nước nhà. Không phải cứ kích cầu, cho vay tín dụng, hạ lãi suất ngân hàng để cho các doanh nghiệp có "một con đường sống" thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục đứng dậy được, vực dậy được nền kinh tế đang lâm vào bế tắc của đất nước.
Chính vì lẽ đó, để thoát khỏi tình trạng như hiện nay, chỉ cần những hỗ trợ từ phía nhà nước là chưa đủ mà cần có những nỗ lực cũng như động thái tích cực từ phía các doanh nghiệp. Có như vậy, sự phát triển mới bền vững và không bị phụ thuộc nặng nề vào sự ứng cứu của bên ngoài.