Cuối năm 2010, chủ dự án toà nhà Keangnam Landmark Tower, Hà Nội cũng đã có văn bản xin phép Bộ Xây dựng về việc xây bãi đỗ máy bay trên nóc toà nhà này.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời, trong đó hướng dẫn “việc lắp đặt thiết bị và sử dụng sân bay trực thăng trên mái công trình phải tuân thủ theo các yêu cầu tại văn bản số 970/TM-Tg1 ngày 03/6/2008 của Bộ Tổng tham mưu - Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Tuy nhiên, từ đó đến nay không có thông tin thêm về việc lắp đặt sân bay trực thăng tại tòa nhà này. Ngay cả tại website giới thiệu của tòa nhà cũng không còn thông tin về bãi đỗ trực thăng này.
Toà nhà Keangnam Landmark Tower, Hà Nội nhìn từ trên cao có thể thấy vị trí sân bay trực thăng đã được lắp đặt.
Mục đích của bãi đỗ máy bay trên nóc toà nhà, trước hết phục vụ chính toà nhà trong việc cứu hộ cứu nạn trong các trường hợp đặc biệt. Sau nữa, nó phục vụ cho an ninh quốc phòng và bảo vệ các yếu nhân.
Với những mục đích trên, thì việc có một bãi đỗ máy bay trực thăng trên nóc các toà nhà cao tầng là hết sức cần thiết. Nhưng cho đến thời điểm này, số lượng các sân bay trực thăng trên nóc nhà tại Việt Nam ít được nhắc đến.
Một tòa nhà khác khá nổi tiếng là tòa tháp BIDV cao 25 tầng, tọa lạc tại vị trí rất đắc địa, nằm trên đường Trần Quang Khải, thuộc khu vực trung tâm TP. Hà Nội, được hoàn thành và đi vào hoạt động từ đầu năm 2010.
Theo giới thiệu từ khi mới khởi công, tòa nhà một ưu điểm nổi trội là có sân trực thăng trên nóc tòa nhà, rút ngắn thời gian từ sân bay quốc tế Nội Bài tới toà tháp chỉ còn 15 phút. Tuy nhiên, từ đó đến nay cũng không có thêm thông tin gì về việc sân bay này có được phép hoạt động hay không?
Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, chủ đầu tư là Tập đoàn Keystoneinvest (Hoa Kỳ). Theo thiết kế, tòa nhà có 9 tầng nổi và có sân đỗ trực thăng ở trên nóc. Dự án được khởi công năm 2006 và khối nhà bệnh viện đã được hoàn thành xây thô vào năm 2011. Tuy nhiên, từ đó đến nay, công trình này vẫn chưa hoàn thiện, luôn trong tình trạng bỏ hoang. Dự án được khởi công năm 2006 và khối nhà bệnh viện đã được hoàn thành xây thô vào năm 2011. Tuy nhiên, từ đó đến nay, công trình này vẫn chưa hoàn thiện, luôn trong tình trạng bỏ hoang.
Một dự án khác là Trung tâm Ung bướu và Trung tâm Tim mạch trẻ em – Bệnh viện Bạch Mai, khởi công từ tháng 7/2011 và dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Công trình cao 19 tầng nổi và 2 tầng hầm, do chủ đầu tư dự án là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai này vừa có văn bản xin phép thay đổi thiết kế để làm sân đỗ máy bay trên nóc nhà. Công trình được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Nhà nước, vốn Trái phiếu Chính phủ và vốn xã hội hóa với tổng mức đầu tư trên 1.300 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng cũng đã có ý kiến yêu cầu việc thay đổi chức năng và thiết kế phải được kiểm tra, đảm bảo kết cấu công trình có đủ khả năng chịu lực phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng. Khi điều chỉnh thiết kế, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng, còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hàng không và các quy định khác có liên quan.
Mới đây, dự án chung cư cao cấp FLC Complex Tower nằm tại 36 Phạm Hùng công bố chuẩn bị khởi công xây dựng vào tháng 8/2014 và dự kiến hoàn thành vào quý IV/2016. Theo giới thiệu, tòa nhà cũng sẽ có thiết kế sân đỗ trực thăng.
Tại TP.HCM, tòa tháp Bitexco (quận 1) nổi tiếng với một bãi đáp trực thăng độc đáo. Công trình được nhận diện như một bông hoa sen hé nở với nhụy hoa là hình dáng của sân trực thăng phía trên đỉnh của tòa nhà. Bãi đáp này là sự kết hợp của trên 250 tấn kết cấu thép và hơn 4.000 bulông để liên kết. Trước đây, Toà đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn cũng có sân bay trên nóc toà nhà. Tuy nhiên, sau năm 1975, khi nước ta hoàn toàn giải phóng, chức năng sân bay trên nóc toà nhà này cũng không còn.
Tại TP.HCM, tòa tháp Bitexco (Quận 1) nổi tiếng với một bãi đáp trực thăng độc đáo. Công trình được nhận diện như một bông hoa sen hé nở với nhụy hoa là hình dáng của sân trực thăng phía trên đỉnh của tòa nhà. Bãi đáp này là sự kết hợp của trên 250 tấn kết cấu thép và hơn 4.000 bulông để liên kết. Trước đây, Toà đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn cũng có sân bay trên nóc toà nhà. Tuy nhiên, sau năm 1975, khi nước ta hoàn toàn giải phóng, chức năng sân bay trên nóc toà nhà này cũng không còn.
Khách sạn Tân Sơn Nhất Sài Gòn (Quận Phú Nhuận) khai trương ngày 21/12/2012. Tọa lạc ở ngay cửa ngõ sân bay quốc tế và quốc nội Tân Sơn Nhất, cạnh trục đường chính vào trung tâm thành phố, khách sạn được thiết kết với kiến trúc nổi bật gồm 15 tầng theo chuẩn quốc tế 5 sao. Đây cũng là khách sạn duy nhất có bãi đáp trực thăng tại tầng thượng, đảm bảo tính riêng tư cho khách quan trọng và thương gia cao cấp.
Khánh thành ngày 8/9/2008, tòa cao ốc văn phòng cho thuê Fideco Tower (quận 1) cũng có sân đáp trực thăng sử dụng trong những trường hợp nguy cấp. Fideco Tower có quy mô 18 tầng, 1 tầng lửng, 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn xây dựng 20.700 m2, tổng vốn đầu tư 12 triệu USD.
Trung tâm thương mại Diamond Plaza (quận 1) cũng có bãi đáp cho trực thăng. Sáng 14/8/2013, một buổi tổng diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đã diễn ra tại đây với hai chiếc trực thăng tham gia giải cứu những người đang mắc kẹt tại sân thượng của tòa nhà.
Cao ốc văn phòng V_Ikon (quận Bình Thạnh) với quy mô 26 tầng và 4 tầng hầm được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 1.106 m2. Ngày 20/1/2014, dự án đã thi công hoàn tất phần thô và hiện đang tiến hành thi công phần mặt dựng và hoàn thiện. Cao ốc này có sân đáp trực thăng được thiết kế theo tài liệu của Hiệp hội hàng không Hoa Kỳ, có diện tích mâm đáp rộng 230 m2.
Bệnh viện Tim Tâm Đức TP.HCM (quận 7) được đưa vào hoạt động từ năm 2006 cũng xây dựng bãi đáp trực thăng cấp cứu nhận bệnh nhân từ xa chuyển đến.
Tại Bình Dương, tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh có 21 tầng với độ cao 104m gồm hai tòa tháp và có bãi đáp trực thăng phía trên với tổng vốn đầu tư lên đến 1.400 tỷ đồng. Công trình này được Tổng công ty Becamex IDC khởi công từ năm 2011 với hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).
Tại Đồng Nai, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cũng xây bãi đáp cho máy bay trực thăng trên nóc tòa nhà 18 tầng. Bệnh viện này đang hoàn tất các thủ tục pháp lý, xin cấp phép và nhập máy bay trực thăng từ Mỹ về để phục vụ hoạt động cấp cứu.
Tại Thanh Hóa, ngày 19/7/2014 vừa qua, Tập đoàn FLC cũng vừa tổ chức lễ khởi công dự án Khu nhà hỗn hợp FLC Complex Thanh Hoá (phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa). Đây là dự án khu trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ chung cư có tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng. Dự kiến, FLC Complex Thanh Hoá sẽ được đưa vào sử dụng và khai thác sau 2 năm triển khai thi công. Theo thiết kế, tòa nhà 18 tầng cũng sẽ được bố trí sân bay trực thăng ở trên nóc.
>>> Xem thêm clip: Trực thăng của chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA