Vì sao 9X nghìn tỷ xinh như hoa hậu sắp biến mất khỏi sàn chứng khoán?

Ngọc Anh |

Trong khi tên tuổi ái nữ nghìn tỷ của đại gia Alphanam đang "nổi như cồn" thì kết quả kinh doanh của Alphanam lại rất bết bát. Với việc hủy niêm yết, ái nữ 9X của đại gia Alphanam sắp biến mất khỏi sàn chứng khoán.

Tiểu thư nghìn tỷ xinh như hoa hậu được ca tụng, công ty lỗ triền miên

Gần đây, ái nữ 9X nghìn tỷ xinh như hoa hậu của ông chủ Alphanam Nguyễn Ngọc Mỹ là cái tên được báo chí nhắc đến với nhiều lời ngợi khen.

Ái nữ 9X xinh như hoa hậu được xem là niềm tự hào của ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Alphanam.

Được dư luận nhắc tới là một tiểu thư sinh ra từ nhung lụa nhưng có thành tích học tập, tự thân kinh doanh đáng nể, Nguyễn Ngọc Mỹ được xem là cánh tay phải của ông Hải dù tuổi đời còn rất trẻ.

Thế nhưng, ngược lại với những lời ca tụng, tài năng của nữ 9X cũng như cá nhân ông Nguyễn Tuấn Hải không được thể hiện nhiều qua kết quả kinh doanh của Alphanam dù Alphanam có xuất phát điểm rất tốt. Trước khi chào sàn, ALP là một trong những cổ phiếu nóng.

Ái nữ 9X nghìn tỷ xinh như hoa hậu của ông chủ Alphanam Nguyễn Ngọc Mỹ là cái tên được báo chí nhắc đến với nhiều lời ngợi khen.
Ái nữ 9X nghìn tỷ xinh như hoa hậu của ông chủ Alphanam Nguyễn Ngọc Mỹ là cái tên được báo chí nhắc đến với nhiều lời ngợi khen.

Năm 2007, khi thị trường chứng khoán sôi động, ALP là một trong những cổ phiếu tạo “sốt” trên OTC. Giá ALP nóng lên từng ngày với lượng cầu rất lớn.

Chính vì vậy, cuối năm 2007, tranh thủ sức hấp dẫn của ALP, Alphanam quyết định niêm yết cổ phiếu ALP trên sàn thành phố Hồ Chí Minh với mức giá tham chiếu cao ngất ngưởng 79.000 đồng/CP.

Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 1/2012, Alphanam bắt đầu trượt dốc. Kể từ đó đến quý 3/2014, Alphanam không có nổi một quý đạt lợi nhuận dương. Điều đó có nghĩa Alphanam đã trải qua 11 quý lỗ liên tiếp.

Số lỗ của Alphanam trong năm 2012 và 2013 lần lượt là 144,68 tỷ đồng và 205,97 tỷ đồng.

Mới đây, Alphanam vừa thông qua kết quả kinh doanh chưa kiểm toán kỳ từ ngày 1/7/2014 đến hết ngày 31/8/2014. Theo đó, doanh thu thuần là 42,94 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là âm 552 triệu đồng.

Như vậy, Alphanam đã lỗ 10 quý liên tiếp tính tới quý II/2014. Riêng nửa đầu năm 2014, Alphanam lỗ hơn 104 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 350 tỷ đồng trên vốn đầu tư chủ sở hữu là 1.925 tỷ đồng.

Tuy nhiên, những khoản lỗ khủng này không thể hiện hết hoạt động của Alphanam. Mấy năm trở lại đây, Alphanam có “sở thích” thâu tóm các công ty thua lỗ.

Chính vì vậy, trong năm 2013, ông Hải khẳng định số liệu của báo cáo tài chính hợp nhất của Alphanam trong ngắn hạn sẽ luôn nhận lỗ hợp nhất vì chịu ảnh hưởng từ công ty con.

Alphanam đã lỗ 10 quý liên tiếp tính tới quý II/2014.
Alphanam đã lỗ 10 quý liên tiếp tính tới quý II/2014.

Ông Hải dự báo, khi điều này xảy ra, các khoản thua lỗ cố thể ảnh hưởng không tốt đến uy tín công ty.

Vì vậy, ông Hải muốn hủy niêm yết tự nguyện cổ phiếu ALP để Alphanam không phải chịu áp lực ngắn hạn. Đầu năm 2013, Alphanam chính thức thông quá phương án hủy niêm yết tự nguyện.

Rút niêm yết để tái cấu trúc

Mặc dù phương án hủy niêm yết được đưa ra từ đầu năm 2013 nhưng phải đến 31/12/2014, ALP mới chính thức rời sàn. Theo đó, hơn 192 triệu cổ phiếu ALP sẽ ngừng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

Đầu tháng 4/2013, trong nội dung trình ĐHCĐ thường niên sắp tới CTCP Đầu tư Alphanam muốn cổ đông thông qua việc hủy niêm yết tự nguyện cổ phiếu ALP.

Đề xuất hủy niêm yết này khá bất ngờ khi trong năm 2012, công ty đã thực hiện việc niêm yết đường vòng khi sáp nhập CTCP Đầu tư Alphanam vào CTCP Alphanam, sau đổi tên CTCP Đầu tư Alphanam.

Trả lời trên Vnexpress mới đây, ông Nguyễn Tuấn Hải cho biết: từ mấy năm nay, Alphanam đã định hướng là chỉ chuyên hoạt động đầu tư. Trong đó, tập trung vào ba mảng hoạt động chính là bất động sản, sản xuất công nghiệp và lương thực, thực phẩm.

Công ty cũng mua lại một số công ty của nhà nước cổ phần hóa (như tổng công ty Foodinco).

Sau đó tái cấu trúc lại hoạt động, tuy nhiên, các công ty này đa số là làm ăn thua lỗ. Nên khi mua lại, càng mua được nhiều, khoản lỗ phải gộp lại trong báo cáo hợp nhất càng lớn.

Trong vòng 3 đến 5 năm tới, để tái cấu trúc lại hoạt động của các công ty đã mua và cần có thời gian để đưa các công ty trở lại hoạt động hiệu quả, Alphanam cần một khoảng không gian yên tĩnh hơn để tiến hành.

Một công ty con của Alphanam là Alphanam Cơ điện (AME) cũng sẽ hủy niêm yết để sáp nhập khoảng gần 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ điện, giao thông, xây dựng lại với nhau.

Ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Alphanam.
Ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Alphanam.

Sau khi rời sàn, ông Hải và gia đình sẽ mua lại cổ phiếu của các cổ đông nhỏ lẻ để đưa công ty về thành công ty gia đình. Ông cho rằng khi chuyển thành công ty gia đình, lời lỗ bao nhiêu thì mình tự hưởng và tự chịu, không bị áp lực từ bên ngoài.

Trước khi ALP tạm ngừng “phiên lưu” trên sàn Tp.HCM với chuỗi ngày kinh doanh bết bát, ông Hải trấn an cổ đông bằng cách dự tính Alphanam sẽ có lãi trong năm 2015.

“Cứu cánh” của Alphanam chính là trong năm nay, Alphanam phát triển thêm ngành mới, hoàn thành một số dự án nhằm cải thiện doanh thu.

Bên cạnh đó, để cải thiện tình hình, ông Hải tiết lộ năm nay, Alphanam sẽ sẽ tái cấu trúc hoạt động, tinh giảm biên chế, phát triển thêm ngành hàng mới.

Thêm vào đó, Alphanam cũng hướng tới những mặt hàng thiết yếu như kinh doanh các chuỗi siêu thị, phân phối thực phẩm – đồ uống, nhà hàng.

Ông Hải cho biết thêm một số dự án công ty đang đầu tư như Alphanam Building, Sakura Tower... cũng được dự kiến triển khai và hoàn thành trong năm nay.

Với những giải pháp này, ông Nguyễn Tuấn Hải cho rằng Alphanam sẽ ghi lợi nhuận dương từ năm 2015 và thoát lỗ lũy kế vào năm 2016-2017.

Mặc dù ông Hải lạc quan với kết quả kinh doanh năm 2015 nhưng Alphanam vẫn chưa thuyết phục được giới đầu tư. Vì vậy, cổ phiếu ALP vẫn giao dịch dưới mệnh giá.

Trong phiên giao dịch đầu tuần (8/12), ALP bị nhà đầu tư bán tháo. Kết quả là ALP giảm sàn, giảm 200 đồng/CP xuống 3.900 đồng/CP.

ALP giảm mạnh khiến túi tiền của ông Hải và ái nữ 9X Nguyễn Ngọc Mỹ giảm sút mạnh. Trong phiên 8/12, ông Hải mất 23,25 tỷ đồng. Tài khoản của ái nữ Ngọc Mỹ bị “thổi bay” 1,92 tỷ đồng.

Như vậy, cùng với việc hao hụt tài sản, 9X xinh như hoa hậu và gia đình sắp biến mất khỏi sàn chứng khoán.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại