Vị hoàng tử yêu tiền có tài đầu tư siêu lợi nhuận
Không những thế, Alwaleed còn được xem là một trong những nhà đầu cơ tài ba trứ danh của thế giới với các khoản đầu tư chuẩn xác, không ngừng sinh ra những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Không giống như những người anh em khác thường giàu lên nhờ dầu mỏ, Alwaleed chứng tỏ bản lĩnh nhạy bén của mình với thương trường thông qua những khoản lợi nhuận khủng. Khả năng đầu tư nhạy bén của Alwaleed được xem như là một đặc điểm xuất phát từ chính niềm say mê tiền đến đặc biệt của vị hoàng tử này.
Theo như lời kể của mẹ Alwaleed, công chúa Mona thì ngay từ thuở bé, vị hoàng tử này đã thể hiện lòng yêu tiền đặc biệt của mình.
Công chúa Mona thường kể rằng từ khi chưa hề biết tiêu tiền cho đến khi được cho tiền mỗi lần sau này, Alwaleed đều thể hiện cảm xúc vui mừng không tả xiết. Vị hoàng tử thường hôn hít đồng tiền và tung tăng nhảy múa.
Đến năm 1980, Alwaleed 25 tuổi và được cha chu cấp cho 30.000 USD cùng một căn nhà nhỏ. Vị hoàng tử yêu tiền muốn nhân số tiền mình có lên gấp nhiều lần nên đã quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, những phi vụ đầu cơ bất động sản ở Ả rập Xê út và chứng khoán ở Phố Wall đều thất bại khiến cho số tiền 30.000 USD ban đầu kia tan thành mây khói.
Talal không dám xin thêm hay vay mượn tiền cha vì xấu hổ. Anh tới ngân hàng Saudi American Bank, thời đó một phần thuộc sở hữu của ngân hàng Citibank - một trong những ngân hàng quyền thế nhất thế giới.
Ngân hàng này cho Talal vay 300.000 USD trên cơ sở thế chấp ngôi nhà. Tuy nhiên, trên thực tế thì chủ yếu ngân hàng này đã cho Talal vay bởi vị trí là một hoàng tử Ả Rập Xê Út của Alwaleed. Citibank đổi số tiền này lấy mối thâm tình với hoàng gia mà không tin rằng Talal trả lại được tiền vay.
Thế nhưng, điều bất ngờ là chỉ 10 năm sau khi vay khoản tiền đó, Alwaleed đã kiếm được những tỷ USD đầu tiên. Thậm chí, vị hoàng tử còn bỏ ra một nửa số tài sản của mình khi đó để cứu ngân hàng đã cho ông mượn tiền đang trên bờ vực phá sản.
Năm 1991, ông bỏ 590 triệu USD đầu tư vào một ngân hàng Mỹ khi ấy đang bên bờ vực khủng hoảng. Kết quả là cùng với nguy cơ thiếu hụt vốn đầu tư của Citibank được đẩy lùi.
Ngay sau đó, giá cổ phiếu của ngân hàng này còn lên như diều gặp gió. Và tất nhiên, chỉ trong chớp mắt Alwaleed Bin Talal thu được danh lợi đôi đường.
Tổng Giám đốc của Ngân hàng Citi Banks - John Reid đến nay còn vô cùng cảm kích khi nói về lần cứu nguy mà vị hoàng tử đã dành cho ngân hàng của mình: “Alwaleed Bin Talal đúng là một nhà đầu tư cổ phiếu xuất sắc, rất có nhãn quan. Tính kiên nhẫn đã giúp ông ấy biết chờ đợi thành công đến với mình. Chúng tôi đã vô cùng biết ơn ông ấy”.
Phi vụ đầu tư thứ hai khiến cho số tài sản của Alwaleed một lần nữa tăng lên nhanh chóng chính là vụ đầu trong cuộc chiến tranh giữa Iraq và Kuwait hồi đầu thập kỷ 90. Ngày 2 tháng 8 năm 1990, quân đội Iraq tiến vào Kuwait. Người dân ở Ả rập Xê út lo sợ cuộc chiến sẽ lây lan sang đất nước mình vì Ả Rập Xê Út và Iraq vốn không thân thiện gì với nhau. Do đó, giá bất động sản ở thủ đô Riad giảm xuống chỉ còn bằng 1/3 so với trước.
Tuy nhiên, với suy đoán của mình, Talal cho rằng sẽ không có chuyện xảy ra chiến tranh giữa Iraq và Ả Rập Xê Út. Lí do để Alwaleed đưa ra dự đoán này là bởi Ả Rập Xê Út là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực và Mỹ sẽ không để Iraq gây chiến với Ả Rập Xê Út. Talal nhìn nhận trong tâm lý hoảng sợ của người dân và tình trạng an ninh hỗn độn đó chính là cơ hội đầu cơ bất động sản.
Và vị hoàng tử đã không ngần ngại đổ tiền vào để mua một số lượng lớn các bất động sản quan trọng. Và thực tế về sau cho thấy Talal không chỉ mẫn cảm trong đầu cơ mà còn phân tích và dự báo tình hình rất chuẩn xác.
Kết quả là trong phi vụ đầu cơ này Talal lãi 400%. Chính vì khả năng dự đoán và đầu tư một cách chuẩn xác nên theo bảng xếp hạng tháng 3 năm 2012 của tạp chí Forbes, hoàng tử Alwaleed của Ả Rập Xê Út đang sở hữu khối tài sản trị giá 18 tỷ USD, xếp thứ 29 danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới và số 1 khu vực vùng Vịnh.
Xét về khả năng “thần cổ phiếu” thì vị hoảng tử này chỉ đứng sau Warren Buffett. Chính vì thế, Alwaleed được mệnh danh là “Warren Buffett của thế giới Ả-Rập”.
Và những thú vui “sài sang” có một không hai
Rất nổi danh nhưng cũng rất bí ẩn, hiếm có ai, ngay cả giới săn tin tiếp cận được hoàng tử Alwaleed.
Bởi vậy những “truyền thuyết” về các chiêu vung tiền vị hoàng tử này càng có sức lôi cuốn. Ngay sau khi sóng thần ập vào Indonesia năm 2004, Alwaleed đã ủng hộ hàng triệu USD cho các nạn nhân tại đây.
Trước đó, ông cũng quyên góp 10 triệu USD cho nạn nhân vụ 11 tháng 9 tại Mỹ. Theo người phát ngôn của Alwaleed, trong 30 năm qua ông đã làm từ thiện tại 70 quốc gia với số tiền 2,4 tỷ USD.
Chưa dừng lại ở đó, vị hoàng tử này còn những chiêu “đốt tiền” rất độc mà chỉ có những người hầu cận mới tường tận.
Một người Mỹ 30 tuổi có biệt danh Matthew từng phục vụ con trai duy nhất của Alwaleed là Khaled tiết lộ về sự sài sang của vị hoàng tử này. Matthew kể rằng khi vừa rời trường phổ thông năm 2000, anh tình cờ quen Khaled vì 2 người cùng có một người bạn là ca sỹ nhạc Pop.
Khi Khaled phải nhập viện vì tai nạn trong lúc chơi môtô nước, Alwaleed đã không ngần ngại vung tiền mời hàng loạt ca sỹ từ khắp thế giới tới biểu diễn cho con khuây khỏa. Cùng có niềm đam mê siêu xe nên Matthew giữ liên lạc với Khaled ngay cả khi đã đi học đại học tại Texas.
Một ngày Matthew choáng váng khi nhận được tới 300.000 USD từ người bạn để thực hiện vài “dự án” cả 2 đã bàn thảo mà thực chất là mua và độ 2 chiếc Escalade và Dodge Ram SRT-10. Khi Matthew tốt nghiệp, Khaled tới thăm và mời bạn sang Ả Rập Xê Út và ngôi nhà của mình.
Matthew đáp lời con trai của vị hoàng tử giàu có rằng: “OK, hay đấy” rồi lên đường đến Ả Rập Xê Út. Tại đây, Matthew đã được chứng kiến sự giàu có với những thú vui tiêu tiền có một không hai của vị hoàng tử Alwaleed cũng như gia đình của ông. Và cũng từ đây, cuộc sống hoàng gia của Alwaleed dần hé lộ.
Trong biệt thự rộng mênh mông của mình, hoàng tử Ả Rập tuyển mộ rất nhiều người lùn. Đây là thông tin mà người phát ngôn của Alwaleed cũng đã xác nhận. Họ có nhiệm vụ là nhảy múa, pha trò cười để mua vui.
Mỗi lần tổ chức tiệc trên sa mạc, Alwaleed thường ném những đồng 100 USD vào đám lửa lớn và thích thú nhìn các chú lùn lao vào lấy tiền ra. Không chỉ mua vui, đôi khi những chú lùn còn giúp chủ nhân đưa ra những quyết định quan trọng.
Trong bộ sưu tập “đồ chơi’ của mình Alwaleed có một “phi đội” máy bay trong đó có cả Boeing 747 và “khách sạn bay” Airbus A380.
Một người hầu cận cũ tiết lộ, khi chưa thể quyết định nên mua chiếc nào, vị hoàng tử quyết định để cho các chú lùn chọn lựa bằng cách dạy cho họ cách nói từ “Boeing” và “Airbus”.
Sau đó một cuộc họp với đầy đủ các cố vấn hàng không được triệu tập để nghe các chú lùn nói. Họ sẽ nói các từ được dạy với giọng điệu thật vui nhộn, hài hước.
Và hoàng tử Alwaleed đã bật cười khi nghe từ Airbus. Vậy là ông đặt mua chiếc máy bay đời mới nhất, đắt nhất của hãng này là A380. Một lần khác vào năm 1995, một nguồn tin tiết lộ, vị tỷ phú rất thích câu nói: “Theo tôi thì sống chống tôi thì...biến”.
Vậy là các chú lùn được dạy để nói câu này. Ai có thể nói mà khiến ông chủ thích thú nhất sẽ được thưởng một số tiền lớn. Theo một nguồn tin cho biết thì mỗi chúng tôi đều có nhiệm vụ nhất định. Các chú lùn là người pha trò. Họ làm những thứ điên rồ như nhảy múa, đuổi bắt nhau.
Một người hầu khác của Alwaleed, người đã nhận được thư giới thiệu của vị tỷ phú khi nghỉ việc cho biết, không ít lần ông tổ chức những cuộc thi kỳ quặc mà một trong số đó là treo thưởng “khủng” cho ai có thể ném những chú lùn bay xa nhất...
Nói về cuộc sống xa xỉ của bản thân và của những người trong vương thất, Alwaleed Bin Talal nói: “Sự giàu có là một loại chúc phúc, nếu sự giàu có được sử dụng một cách chính xác, thì không thể gọi là lãng phí hoặc lạm dụng.
Tôi cho rằng, những thành viên trong vương thất đều có quan niệm về quản lí tài chính, bất kì vật nào họ mua đều có giá trị của vật đó”.
Quan niệm này đi cùng với phương châm: “Tôi không phải nhà đầu cơ. Tôi chấp nhận rủi ro, nhưng trong trường hợp nào cũng có tính toán” đã khiến cho Alwaleed trở thành vị hoàng tử giàu có kiếm tiền giỏi bậc nhất vùng Trung Đông.