Tỷ phú Vũ Văn Tiền: Sự nhẹ nhàng nghìn tỷ

Huấn Tú |

Nhỏ nhẹ và kín tiếng, nhưng mỗi quyết định của ông Vũ Văn Tiền thường gây chấn động, gắn với khối tiền trăm, nghìn tỷ. Trong các cuộc chơi, doanh nhân này thường là người chủ động.

Âm thầm sở hữu vàng khối

Cuối năm 2014, giới đầu tư không thực sự chú ý tới đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex).

Tổng cộng chỉ có 66% số lượng cổ phiếu chào bán được các nhà đầu tư nhà đầu tư đăng ký mua.

Cuối cùng, nhóm cổ đông của Công ty CP XNK Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đã sở hữu 35% vốn điều lệ, là cổ đông lớn thứ 2 sau cổ đông nhà nước (sở hữu 63% vốn).

Tại đại hội cổ đông lần đầu tiên sau khi cổ phần hóa, ngày 23/3 vừa qua, ông Vũ Văn Tiền đã được bầu làm Phó chủ tịch Seaprodex. Một đại diện khác của Geleximco cũng được bầu vào Ban kiểm soát Seaprodex.

Đến thời điểm này, nhiều người mới thấy rõ bài toán chuyển hướng, lấn sân sang bất động sản (BĐS) của Seaprodex.

Trước đó, doanh nghiệp (DN) này đã chia sẻ về chiến lược phát triển với việc bật mí quỹ đất khá lớn, hơn 10 lô, tổng diện tích lên tới hàng chục nghìn mét vuông trải từ Bắc vào Nam.

Qua thương vụ này, tỷ phú Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Geleximco và Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), lại một lần nữa có quyết định khiến cho nhiều người nể phục.

Tỷ phú Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Geleximco và Ngân hàng TMCP An Bình.

Với việc nắm giữ trên 35% cổ phần của một DN có hàng loạt các mảnh đất vàng, như lô đất tại số 4 Đồng Khởi, Quận 1, TP HCM... là một cú đầu tư đầy tiềm năng của đại gia Vũ Văn Tiền.

Trước đó, hồi giữa năm 2013, giới đầu tư cũng khá bất ngờ khi Ngân hàng ABBank đã phát hành thành công 30% cổ phần cho 2 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, là Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Maybank.

Đây cũng là một thương vụ rất thành công đối với ABBank và ông Tiền, bởi IFC và Maybank là các đối tác rất mạnh. Việc lựa chọn được những đối tác chiến lược như vậy là mong ước của rất nhiều ngân hàng.

Trong năm 2012, ông Vũ Văn Tiền cũng đã có một thương vụ như mơ, khi bán được 70% cổ phần Xi măng Thăng Long - một cái tên không mấy quen thuộc trên thị trường Việt Nam, cho tập đoàn Semen Gresik của Indonesia, với giá 230 triệu USD, gấp cả chục lần giá trị của nhiều DN xi măng có quy mô lớn hơn nhiều và niêm yết trên sàn.

Không phải tất cả đều thuận

Một nhân vật thân cận với ông Tiền cho biết, vào thời kỳ đỉnh cao, khi mà thị trường BĐS sôi sục, Geleximco có dòng tiền rất dồi dào, một vài tỷ USD.

Và việc ông Vũ Văn Tiền được xếp hạng tỷ phú USD cũng không có gì lạ.

Geleximco cũng gặp khá nhiều khó khăn trong vài năm gần đây khi mà thị trường BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng.
Geleximco cũng gặp khá nhiều khó khăn trong vài năm gần đây, khi mà thị trường BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng.

Cho đến nay, Geleximco của ông Tiền vẫn là một doanh nghiệp lớ ở Việt Nam với hàng loạt các dự án có vốn đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng.

Đó là các dự án như: án Khu đô thị mới dầu khí - Geleximco (trên 10 nghìn tỷ), Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn, Dự án Cống hóa Mương Cổ Nhuế và Khu nhà ở thấp tầng...

Tuy nhiên, kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi.

Geleximco cũng gặp khá nhiều khó khăn trong vài năm gần đây, khi mà thị trường BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng, vắng bóng người mua, giao dịch thưa thớt ảm đạm.

Khu Đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn có lẽ là dự án rất khó khăn của Geleximco.

Dự án trên diện tích 135 ha, bao gồm: nhà đa chức năng, siêu thị, sân golf, trường học, phòng khám đa khoa, khu tổ hợp thể dục, thể thao, nhà ở, biệt thự, chung cư, với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng này hiện đang là một khu đô thị hoang lạnh, cho dù đã mở bán 4 năm nay.

Số lượng dân cư đến ở lác đác, chiếm một tỷ lệ rất thấp.

Năm 2013 khi thị trường BĐS u ám nhất, Geleximco đã xin dừng triển khai dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức BT, do không thể hoàn thành công trình theo tiến độ đã cam kết.

Theo giải thích của tập đoàn, quỹ đất đối ứng cho dự án của cả tỉnh Hòa Bình và Hà Nội tổng cộng gần 900 ha cùng một gân golf Trung Minh 36 lỗ không đủ để hoàn vốn cho nhà đầu tư khi hoàn thành xây dựng tuyến đường.

Tính toán cho thấy, tổng mức đầu tư còn đường dài 33 km vào khoảng 18.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư vào giấy và nhiệt điện của Geleximco cũng chìm trong yên lặng, không có dấu hiệu là các "mũi nhọn" của DN. Mà điều quan trọng nhất vẫn có thể là vốn.

Trên thực tế, những nỗ lực của ông Vũ Văn Tiền rất đáng ghi nhận.

Vị doanh nhân này vẫn đặt ra cho Geleximco mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu trong các lĩnh vực như: tài chính ngân hàng, sản xuất công nghiệp, BĐS...

Tuy nhiên, tập đoàn này dường như gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển rộng theo hướng đa ngành.

Sau một thời gian gạt bỏ những dự án BĐS ở xa trung tâm, giờ đây Geleximco của ông Vũ Văn Tiền dường như đang quay trở lại với các dự án đất nội đô.

Dự án "Thành phố giao lưu" trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội của Geleximco gần đây được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại. Và cú tấn công vào Seaprodex có lẽ cũng là một sự trở lại ấn tượng của ông Tiền với BĐS.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại