Tư nhân kinh doanh hàng không: “đốt bạc”!

hoanghuyen |

Chuyện 2 hãng hàng không tư nhân bị đóng cửa, cho thấy tình trạng độc quyền kinh doanh hàng không dân dụng khó có thể bị phá vỡ.

Thị trường hàng không trước mùa cao điểm cuối năm đang chứng kiến hai sự kiện trái ngược xảy ra cùng lúc: hãng hàng không tư nhân đầu tiên được cấp phép thành lập (VietJet Air) chính thức cất cánh và hãng hàng không tư nhân đầu tiên được cấp phép bay (Indochina Airlines-ICA) bị “khai tử”.

Cùng bị “khai tử” còn có hãng hàng không vận chuyển hàng hóa đầu tiên và duy nhất của Việt Nam là Trãi Thiên Air Cargo.

ICA đã không đủ vốn để chờ đến hết thời gian “lỗ kế hoạch” nên bị “khai tử”.

Trong vòng một năm hoạt động, ICA đã đầu tư khoảng 570 tỉ đồng (theo nhạc sĩ Hà Dũng - Tổng Giám đốc ICA) và nay không bay nữa, đồng nghĩa với mất trắng. ICA đã không đủ vốn để chờ đến hết thời gian “lỗ kế hoạch” nên bị “khai tử”.Hãng hàng không Trãi Thiên Air Cargo nhận giấy phép tháng 6/2008 với vốn đăng ký 500 tỉ đồng nhưng chưa hề cất cánh. Chi phí cho thời gian khởi động ước tính cũng mất hàng trăm tỉ đồng.

Hãng hàng không tư nhân duy nhất hoạt động bay trong thời điểm này là Air Mekong. Tuy nhiên, do mới bay được hơn một năm nên hãng đang trong tình trạng thu không đủ chi. Thời gian “lỗ kế hoạch” này có thể kéo dài hơn dự kiến vì thị trường đang gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, đối với các nhà đầu tư, kinh doanh hàng không ở Việt Nam không phải cơ hội “hốt bạc” mà là… “đốt bạc”.

Trên thị trường, chỉ duy nhất VNA có lợi nhuận. Năm 2010, lợi nhuận của VNA đạt khoảng 350 tỉ đồng và ước tính 3 quý đầu năm 2011 đạt khoảng 40 tỉ đồng.

Theo Tô Hà

NLĐ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại