Trong các quan niệm về phong thuỷ truyền thống, chuông gió được dùng để khắc chế những nguồn năng lượng tiêu cực, xua tan đi khí xấu, đồng thời giúp lưu chuyển những luồng khí có lợi trong căn nhà. Tuy nhiên, khi treo chuông gió, không phải ai cũng biết, làm thế nào để đem lại hiệu quả.
Chuông gió được sử dụng rộng rãi nhằm khắc chế những nguồn năng lượng tiêu cực, xua tan ám khí, biến hung thành cát và đồng thời lưu chuyển những nguồn sinh khí, năng lượng tốt đến cho gia chủ.
Chuông gió có nhiều loại, chất liệu làm chuông gió có thể tăng cường hoặc triệt tiêu năng lượng tại góc đặt nó. Vì thế, để đem lại hiệu quả tốt nhất, khi treo chuông cần làm tăng cường năng lượng của các góc, hãy dùng chuông gió phù hợp với ngũ hành của các góc đó.
Cụ thể, chuông làm bằng những ống kim loại có màu vàng (bằng đồng) hoặc màu trắng ngũ hành thuộc Kim. chuông làm bằng gốm sứ, ngũ hành thuộc thổ. Chuông làm bằng những thanh gỗ, tre ngũ hành thuộc mộc, chuông gió làm từ các vỏ sò biển, ốc biển ngũ hành thuộc Thủy. Chuông gió là từ các thân cây cháy chưa hết ngũ hành thuộc hỏa…
Một lưu ý khi treo chuông gió là không được khắc với ngũ hành bản mệnh của trạch chủ. Có nhiều vị trí gia chủ có thể treo chuông như: treo ở giữa cửa ra, phía ngoài cửa sổ, treo ở giữa hành lang dài.
Bên cạnh đó, vị trí treo chuông gió cũng phải phù hợp với chất liệu của từng loại chuông. Ví dụ: chuông gió bằng kim loại thích hợp ở hướng Tây, Tây Bắc. Chuông gió bằng gốm thích hợp ở hướng Tây Nam, Đông Bắc và Trung tâm. Chuông gió bằng gỗ thích hợp với hướng Đông, Đông Nam.
Số lượng thanh chuông gió sẽ có tác dụng khác nhau, vì thế để phù hợp với mục đích, cần có sự lựa chọn khác nhau. Chẳng hạn, cần dùng chuông gió có năm thanh kim loại sẽ ngăn chặn vận rủi gây ra bởi những cấu trúc đối nghịch hoặc những mũi tên độc. Để tăng cường vận may dùng chuông gió có sáu hoặc tám thanh. Thông thường thì treo chuông gió có năm thanh để hóa giải tai nạn, ngăn cản sát khí.