Trần Hùng Huy - chuyện về một đại thiếu gia quyền lực

Thanh Thảo |

(Soha.vn) - Năm 2011, ông Trần Hùng Huy bảo vệ xong luận án tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate (Mỹ).

Sinh năm 1978, ông Trần Hùng Huy là con trai ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập và giữ chức chủ tịch ACB trong một thời gian dài, là người trẻ nhất trong HĐQT của ACB.

Gia đình ông Hùng Huy nắm giữ 11,5% cổ phần của ACB, trong đó, ông Hùng Huy là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 3% cổ phần, hiện có trị giá 450 tỷ đồng, đứng trong top 30 người giàu nhất thị trường chứng khoán.

Ông Huy đã tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Chapman (Mỹ) năm 2002. Vừa học xong thạc sĩ, ông Huy được đưa vào Ngân hàng làm việc với chức danh chuyên viên nghiên cứu thị trường, ở thời điểm mà cha ông vẫn đang là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Sau đó, ông Hùng Huy nhanh chóng được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc cũng như tham gia vào hội đồng quản trị.

Sau gần 2 năm, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Marketing và giữ cương vị này 4 năm. Ông Huy còn tiếp tục làm việc ở cương vị Phó tổng giám đốc ACB và từ năm 2006 đến nay, ông là thành viên HĐQT của ACB và là thành viên Hội đồng thành viên Công ty Chứng khoán ACB .

Đến năm 2008, ông được tin tưởng giao phó chức vị quan trọng hơn rất nhiều: Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản trị Nguồn Nhân lực ACB. Ngoài ra, ông còn là thành viên thường trực Hội đồng quản trị ban Nhân sự, thành viên Ủy ban quản lý rủi ro.

Năm 2011, ông Trần Hùng Huy bảo vệ xong luận án tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate (Mỹ). Tháng 9/2012, sau những biến động về nhân sự cao cấp tại ACB, ông Hùng Huy bất ngờ được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch ngân hàng này.

Sáng 26/12/2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu  ACB tổ chức Đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung 4 thành viên Hội đồng quản trị.

Tại Đại hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Hùng Huy cho biết, lợi nhuận năm 2012 của ngân hàng ước đạt 1.200 tỷ đồng, chỉ số an toàn vốn đạt 11%, cao hơn so với mức 9% của cuối năm 2011. ACB hiện không còn nhu cầu tăng vốn và sẽ trình Đại hội cổ đông thường niên 2013 hủy bỏ kế hoạch này.

Ông Huy cho biết, tổng tài sản của ngân hàng giảm 30%, kết quả kinh doanh lần đầu tiên lỗ sau khi đóng trạng thái kinh doanh vàng. Theo ông Huy, số dư nợ các công ty của ông Nguyễn Đức Kiên tại ACB khoảng 7.000 tỷ đồng và đều có tài sản đảm bảo, có kiểm toán.

Năm nay 35 tuổi, với 11 năm kinh nghiệm làm việc tại ACB, ông Huy đã trải qua nhiều biến động lớn ở nhà băng này.

Ngày 26/4/2013, theo thông tin từ Ngân hàng ACB, sau Đại hội đồng cổ đông với 11 thành viên HĐQT được bầu vào nhiệm kỳ 2013 - 2018, trong đó có 9 người đương nhiệm và 2 gương mặt mới là bà Đinh Thị Hoa (chủ tịch HĐQT Cổ phần Phim Thiên Ngân) và ông Andrew Colin Vallis, giám đốc ngân hàng Standard Chartered Hong Kong. HĐQT ngân hàng cũng đã tiến hành bầu các chức danh, theo đó ông Trần Hùng Huy tiếp tục giữ vị trí chủ tịch.

Trước khi ĐHCĐ thường niên năm 2013 diễn ra, nhiều ý kiến cho rằng, sự trở lại của ông Trần Mộng Hùng trong việc trực tiếp quản trị ngân hàng sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư và người dân về sự hồi phục của nhà băng này sau đợt khủng hoảng hồi tháng 8 năm ngoái. Cũng không ít người từng dự báo ông Hùng sẽ ngồi vào ghế chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, con trai ông Hùng tuy nhiên tiếp tục giữ chức chủ tịch nhiệm kỳ mới.

Hiện kể cả số cổ phiếu ông Trần Hùng Huy đang nắm giữ (28,7 triệu cổ phiếu), gia đình ông đang sở hữu trên 68 triệu cổ phiếu ACB, tương ứng 5,3% vốn điều lệ của ngân hàng.

Trong vòng 11 năm làm việc tại ACB, ông Huy đã được chứng kiến nhiều sự biến lớn ở đây với những trải nghiệm của cả gia đình "nằm gai nếm mật".

Từ thời điểm ngân hàng này liên tục tăng trưởng nhanh và mạnh, cho đến sự cố khủng hoảng tin đồn khiến dân ồ ạt đến rút tiền, sự góp mặt của "bầu" Kiên trong việc quản lý, rồi cha của ông là Trần Mộng Hùng phải rời khỏi chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị vào năm 2008…

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại